Chính cán bộ cao cấp đầu cơ đất Thủ Thiêm!


Tin liên quan:
✔️ Hành động “động trời” của Nguyễn Văn Đua đẩy hàng ngàn dân Thủ Thiêm vào cảnh mất đất, nhà tan
✔️ Không được phép lãng quên Thủ Thiêm
✔️ Một bức tranh bi thảm nữa về cưỡng chế đất đai
✔️ Nền kinh tế… đất
✔️ Thủ Thiêm, không chỉ là nước mắt
✔️ Nguyên do của nạn cướp đất
✔️ Đằng sau việc tấm bản đồ quy hoạch bị “mất tích”! Hay điều 53 quái quỷ!
✔️ “Xô xát” trong vụ thi công trên đất Nhà Dòng Thánh Phaolô
✔️ Đạp đổ tâm linh để đổi lấy đất đai, dấu hiệu suy tàn đến cùng cực?
✔️ Vụ Đặng Văn Hiến: Công nhân Long Sơn bị đẩy vào chỗ chết như thế nào
✔️ Bờ Đông Sài Gòn 20 năm tranh đoạt đất
✔️ Phỏng vấn người cùng quê Trần Đại Quang, bị cướp đất, bị bắt bỏ tù 11 năm, bị "hành hạ dã man hơn tù Côn Đảo"...


“Chính cán bộ cao cấp đầu cơ đất Thủ Thiêm!” tưởng là chuyện ai cũng hiểu, nào ngờ có rất nhiều người ngỡ ngàng. Không riêng dự án ĐTM Thủ Thiêm, mà các dự án trước đó: KCX Tân Thuận, NM điện Hiệp Phước, KCN Hiệp Phước, ĐTM Phú Mỹ Hưng… đều có nhiều cán bộ biết trước quy hoạch, đã mua đất đầu cơ, sau khi có Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên năm 1987.

Cách thức chung: Sau khi Viện Quy hoạch TP (thời viện trưởng An Dũng) vẽ xong bản đồ quy hoạch, UBND TP dự thảo giá đền bù, kèm theo đồ án trình chính phủ, là có nhiều cán bộ đi xe hơi xuống tận xã nhờ cán bộ địa chính liên hệ các chủ ruộng để mua bằng giấy tay, sổ đỏ vẫn đứng tên chủ ruộng (thời đó là sổ trắng, bản đồ 299) và họ tiếp tục canh tác thu hoa lợi. Hàng vạn hộ không biết quy hoạch KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước và Phú Mỹ Hưng đã “bán lúa non” thấp hơn giá đền bù, lại biết ơn người mua. Mấy năm sau (năm 1990) có quyết định đền bù KCX Tân Thuận giá đất ruộng 11.000 đồng/mét vuông, bà con đem sổ đỏ kê khai tài sản và hoa màu trên đất, mới biết sổ đỏ cấp sai diện tích, có hộ thực tế sử dụng mà chưa có sổ đỏ. Dân bèn khiếu nại giá đền bù thấp và kê biên thiếu diện tích họ sử dụng. Tiền đền bù 305 ha ở KCX TT, Đài Loan giao sẵn, không ai nhận, Ban bồi thường huyện đem gửi ngân hàng lấy lãi và cầu mong cho dân khiếu kiện tiếp. Ba năm sau, khoảng năm 1993, phó chủ tịch UBND TP phụ trách địa ốc Võ Viết Thanh họp giải quyết một dự án bị khiếu kiện giá đền bù ở Bình Chánh, sau đó, Văn phòng UBND TP có công văn thông báo ý kiến kết luận của ông 7 Thanh về nâng giá đền bù lên 28.000đ – 32.000đ/mét vuông. Cùng ngày, các cán bộ đầu cơ đất đã photo thông báo này phát cho nông dân KCX Tân Thuận xúi khiếu nại tăng giá đền bù lên 28.000đ -32.000đ.

Biết tôi ở Nhà Bè lại viết về khiếu kiện đất đai, phòng P.25 CATP cử trung úy Bùi Anh Tấn (nay là nhà văn - phó TBT báo CATPHCM) và một đồng sự đến báo Phụ Nữ hỏi tôi có biết những kẻ xúi giục nông dân khiếu kiện không? Tôi nói thật với 2 anh an ninh, kẻ xúi giục chính là các cán bộ mua đất đầu cơ. Tôi đưa photo thông báo kết luận của anh 7 Thanh và hỏi nông dân làm sao photo được? Tôi khẳng định, nông dân ở PMH, KCX TT, KCN HP đều khiếu nại dùm cho cán bộ vì họ hứa sẽ cho thêm tiền nếu đòi được. Sau này, khi khiếu kiện đất đai chiếm 80% tổng số nội dung khiếu kiện, các anh P.25 chắc đã biết, Quận huyện cứ đền bù giá quá thấp, để dân khiếu kiện, rồi giao cho các anh tìm kẻ chủ mưu!

Khoảng năm 2005, chủ tịch Lê Thanh Hải đến UBND Nhà Bè kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án quy hoạch. Cựu bí thư Nhà Bè Từ Văn Sáng (có nhiều đất, dù đã nghỉ nhưng nghe họp quy hoạch là đi), xin ông Hải điều chỉnh quy hoạch vùng cây xanh cách ly giữa Tổng kho xăng dầu và KDC dọc đường Huỳnh Tấn Phát, thành “Khu biệt thự kết hợp cây xanh”. KTS trưởng An Dũng đề nghị không điều chỉnh, vì cây xanh làm giảm ô nhiễm hơi xăng dầu bốc ra. Là dân tại chỗ, tôi biết trước đó, một người tên Chương, xưng là cán bộ Thành ủy đã đến mua hàng chục ha tại đây, san lấp cát, mà lãnh đạo thị trấn Nhà Bè chẳng dám làm gì. Bây giờ, ông Chương đã phân lô bán nền 4 mét ngang, thành khu dân cư bát nháo không có quy hoạch kiến trúc. Trong giờ giải lao cuộc họp kể trên, ông Hải đi xuống hàng ghế phía sau dành cho cấp chủ tịch xã, bắt tay Tám Giêng (chủ tịch UBND xã Hiệp Phước, đại gia đầu cơ đất Hiệp Phước – Long Thới và môi giới cho lãnh đạo TP và TU mua đất). ông Hải ôm vai hỏi “Khỏe hôn Tám Giêng?”, trong khi không ngó ngàng đến chủ tịch Nhà Bè Võ Ngọc Thành và cựu bí thư Năm Sáng đang đứng gần đó! Cái thời đất có giá không những chủ tịch xã có uy, mà trưởng ấp cũng lên hương, được lãnh đạo cấp cao nhờ gọi các hộ tứ cận để lập biên bản ký xác định ranh đất.

Nói ra chuyện này để thấy, tại sao Thành ủy chọn Công ty TNHH MTV Tân Thuận, (tiền thân công ty phát triển nhà Nhà Bè) để thâu tóm đất đai ở Nhà Bè rồi bán lại cho các đại gia địa ốc. Chuyện Tất Thành Cang duyệt bán rẻ 32 ha đất Phước Kiểng cho Quốc Cường Gia Lai chỉ là một trong nhiều thương vụ của Tân Thuận xui xẻo bị phát hiện!

20 chục năm trước, một đồng nghiệp ở báo Bình Dương kể với tôi chuyện một gđ Sở Địa chính cứ đi mua đất ở đâu là các nhân viên văn phòng “mua ăn theo” đất xung quanh đó. Đầu tiên là đất ruộng Lái Thiêu, sau đó mở đường, lập KCN, đất lên giá bán lời. Rồi, họ mua theo ông ở Thuận An, Bến Cát, rồi cứ mở đường, đất lên giá bán lời. Một hôm, giám đốc mua 2 công đất ở vùng sâu Phú Giáo, nhân viên mua theo vài chục mẫu ở xung quanh, ba năm sau không thấy mở đường và công bố quy hoạch gì cả, các nhân viên bèn nhờ tài xế riêng giám đốc hỏi tại sao không mở đường. Giám đốc chửi thề: “Đù má, tao mua để sau này làm mộ chôn ba má tao, không có quy hoạch tao mới mua chứ!”.

Vậy mà, các lãnh đạo lúc nào cũng nói chống đầu cơ đất đai, nhưng nông dân đều biết rõ “còn ai trồng khoai đất này?” Mầy hả bưởi?.

Mai Bá Kiếm
Tin liên quan:
✔️ Không được phép lãng quên Thủ Thiêm
✔️ Một bức tranh bi thảm nữa về cưỡng chế đất đai
✔️ Nền kinh tế… đất
✔️ Thủ Thiêm, không chỉ là nước mắt
✔️ Nguyên do của nạn cướp đất
✔️ Đằng sau việc tấm bản đồ quy hoạch bị “mất tích”! Hay điều 53 quái quỷ!
✔️ “Xô xát” trong vụ thi công trên đất Nhà Dòng Thánh Phaolô
✔️ Đạp đổ tâm linh để đổi lấy đất đai, dấu hiệu suy tàn đến cùng cực?
✔️ Vụ Đặng Văn Hiến: Công nhân Long Sơn bị đẩy vào chỗ chết như thế nào
✔️ Bờ Đông Sài Gòn 20 năm tranh đoạt đất
✔️ Phỏng vấn người cùng quê Trần Đại Quang, bị cướp đất, bị bắt bỏ tù 11 năm, bị "hành hạ dã man hơn tù Côn Đảo"...

Về đầu trang