Dịch bệnh làm sụp đổ một đế chế

Ta thường nghe những cuộc thay đổi lịch sử là do chiến tranh, hoặc đảo chánh. Nhưng, còn một nguyên nhân nữa: dịch bệnh cũng đủ làm sụp đổ cả một đế chế rộng tồn tại trên bạo lực và tàn ác. Đó là thực tế lịch sử đã từng diễn ra đối với Đế quốc La Mã! Sử sách nhắc tới một bệnh dịch gọi là “bệnh dịch Allrelius”. Sau khi lên ngôi vào năm 161, Hoàng đế Allrelius ra tay bức hại tín đồ Kitô giáo (Cơ đốc giáo; Christianity) một cách tàn bạo, dã man. Source: fb.com/nguyenchuong158/posts/876600139440634
Các tín đồ Kitô giáo bị bức hại, tàn sát. Tranh: Eugene Thirion.

Ta thường nghe những cuộc thay đổi lịch sử là do chiến tranh, hoặc đảo chánh. Nhưng, còn một nguyên nhân nữa: dịch bệnh cũng đủ làm sụp đổ cả một đế chế rộng tồn tại trên bạo lực và tàn ác.

Đó là thực tế lịch sử đã từng diễn ra đối với Đế quốc La Mã!

▪ Sử sách nhắc tới một bệnh dịch gọi là “bệnh dịch Allrelius”. Sau khi lên ngôi vào năm 161, Hoàng đế Allrelius ra tay bức hại tín đồ Kitô giáo (Cơ đốc giáo; Christianity) một cách tàn bạo, dã man.

Ba năm sau, năm 164, một bệnh dịch xuất hiện, bắt đầu từ quân đội ở biên giới phía đông của Đế quốc. Rồi bệnh dịch lan tới kinh đô La Mã. Đại dịch này khiến cho người chết nhiều không đếm xuể, nhiều thành phố và vùng nông thôn trở thành hoang tàn, không có bóng người.

Chỉ trong hai năm 166-167, người chết vì bệnh dịch đã nhiều hơn số người chết trong chiến tranh! Thành La Mã mỗi ngày có 2.000 người chết. Cuối cùng ngay chính hoàng đế Allrelius cũng chết vì bệnh dịch!

Trong đại dịch, mọi người hoảng loạn và kinh sợ tới mức họ xua đuổi những ai bị nhiễm bệnh, cho dù là người thân cũng vứt bỏ không chăm sóc. Kể cả người nhà nếu mắc bệnh dịch nhưng chưa chết, họ vứt ra ngoài đường.

▪ Rồi, thời Hoàng đế Decius bức hại tín đồ Kitô giáo, bắt họ phải bỏ đạo, nếu ai không bỏ đều bị tịch thu của cải, phạt làm nô lệ, hoặc xử tử. Năm 250, đại dịch bệnh giáng xuống: thành La Mã liên tục trong mấy tuần liền, cứ mỗi ngày số người chết lên đến 5.000 người.

Thêm một đại dịch xảy ra dưới thời Hoàng đế là Claudius II, nhà vua gục ngã vì mắc bệnh dịch, năm 270.

▪ Dịch bệnh đổ tới tấp đã làm thay đổi vận mệnh đế chế, các hoàng đế nối nhau lây bệnh mà chết. Bao nhiêu công lao bành trướng lãnh thổ do đó cũng mất sạch. Đế chế suy bại, chia cắt, rồi biến mất trên bản đồ thế giới.

Tin liên quan:
✔️ Giơ chân đạp mũi nhọn!
✔️ Sự thanh tẩy
✔️ Địa ngục trần gian
✔️ Sử dụng vũ khí sinh học, quét sạch nước Mỹ
✔️ Virus corona: Chính quyền Trung Quốc và quả báo gian dối

Nguyễn Chương

Bài về chủ đề Lịch sử-Truyền thống:
Về đầu trang