Sự thanh tẩy

Trong một tuần trở lại đây, coronavirus là chủ đề chính của mọi câu chuyện. Khẩu trang, cồn, thực phẩm,... là những hình thái liên quan chủ đề ấy. Nhưng chủ đề “sự thanh tẩy” là thứ tôi quan tâm hơn. Những người nói về “thanh tẩy” mà tôi lắng nghe đều là những người có kiến thức sâu và rất bình tĩnh. Họ có thể là một tín hữu thuộc Thiên Chúa Giáo, người nghiên cứu huyền học hay tín đồ Phật Giáo hay người “có tâm linh, không tính ngưỡng”. Đừng nghĩ chết người mới là cuộc “thanh tẩy” của đại tự nhiên. Trong và sau đợt dịch, có thể nhìn thấy tính trách nhiệm hay sự cơ hội, lòng nhân hay lòng tham, trí tuệ hay xuẩn ngốc và cả những xu hướng khác nhau của cá nhân hay chế độ ở mỗi quốc gia. Source: fb.com/quocan.mai/posts/10215135699698378

Trong một tuần trở lại đây, coronavirus là chủ đề chính của mọi câu chuyện. Khẩu trang, cồn, thực phẩm,... là những hình thái liên quan chủ đề ấy. Nhưng chủ đề “sự thanh tẩy” là thứ tôi quan tâm hơn.

Những người nói về “thanh tẩy” mà tôi lắng nghe đều là những người có kiến thức sâu và rất bình tĩnh. Họ có thể là một tín hữu thuộc Thiên Chúa Giáo, người nghiên cứu huyền học hay tín đồ Phật Giáo hay người “có tâm linh, không tính ngưỡng”.

Đừng nghĩ chết người mới là cuộc “thanh tẩy” của đại tự nhiên. Trong và sau đợt dịch, có thể nhìn thấy tính trách nhiệm hay sự cơ hội, lòng nhân hay lòng tham, trí tuệ hay xuẩn ngốc và cả những xu hướng khác nhau của cá nhân hay chế độ ở mỗi quốc gia.

Đại tự nhiên luôn biết cách phơi bày ra mọi thứ bằng những thử thách như vậy!

Lấy ví dụ về cách Trung Quốc từ chối các đoàn nghiên cứu của Mỹ về coronavirus. Sau từ chối là trắng trợn mắng mỏ Hoa Kỳ “chỉ biết phá”. Và gần đây nhất lại trở mặt xin sự giúp đỡ từ chính quyền Trump. Ngay cả với láng giềng “4 tốt, 16 chữ vàng” là Việt Nam với nửa triệu đô đóng góp và đồng ý xuất khẩu khẩu trang họ cũng chẳng thèm nhắc trong danh sách cảm ơn.

Không chỉ là quốc gia có thứ chính quyền tà đạo như Tàu mới vậy. Đại dịch cũng phơi bày ra những cá nhân ma quỷ giả người...
Chỉ sau khi cái cây cuối cùng bị đốn xuống,
Chỉ sau khi dòng sông cuối cùng bị nhiễm độc,
Chỉ sau khi con cá cuối cùng bị đánh bắt,
Thì chúng ta mới biết được rằng chúng ta không thể ăn được tiền.

Cách ngôn của người Da đỏ Cree


Những kẻ mải mê với tiền, quyền nhất chính là những kẻ ít kỹ năng sinh tồn nhất. Những kẻ say đắm với hào nhoáng bên ngoài nhất chính là những kẻ không hiểu rõ con người bên trong của mình nhất. Không có kỹ năng sinh tồn, không hiểu rõ con người bên trong thì cũng dễ bị “thanh tẩy” nhất.

Tôi nói với một người bạn về câu sấm trạng Trình: “Chừng nào chết bảy còn ba/Chết hai còn một mới ra thái bình”. Rằng, đừng hiểu chết theo nghĩa đen của khái niệm này. “Chết” đi phần độc ác, “chết” đi sự vô cảm, “chết” thật nhiều lòng tham thì sẽ “thái bình” bên trong mỗi người và dẫn đến thái bình thời cuộc.

Nếu là một người bình thường, không khó để nhận ra “ai là ai”. Càng không khó để cảm nhận xung quanh đang diễn ra điều gì. Và những nhận thức ấy vẫn còn sau dịch nếu người bình thường ấy còn sống. Những nhận thức ấy sẽ “thanh tẩy” bản thân mỗi người như là kết quả tất yếu.

Sao không thử làm một dân chơi sẵn sàng cho mọi thứ, kể cả “nằm xuống”. “Như một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trên vòm trời này...” (Trịnh Công Sơn) Được thế, thật tuyệt đỉnh tài hoa!

Tài hoa là kỹ năng luyện thành từ tố chất. Kỹ năng trong nghịch cảnh cũng là một thứ tài hoa luyện thành từ an nhiên bên trong mỗi người từ rất lâu. Bình tĩnh âu lo (chữ của Bình Bồng Bột) cũng là một kỹ năng đầy tài hoa đấy! Không có thứ kỹ năng nào luyện thành trong thời gian ngắn đâu...

P/s: Ấn không tài hoa như bạn ấy. Chỉ may mắn học được cách bình thản đau lòng mới gần đây thôi.

Tin liên quan:
✔️ Ngăn sông cấm chợ
✔️ Sử dụng vũ khí sinh học, quét sạch nước Mỹ
✔️ Virus corona: Chính quyền Trung Quốc và quả báo gian dối
✔️ Giơ chân đạp mũi nhọn!
✔️ Bức thư đau lòng từ Vũ Hán của Lm. Sơn Nhân, một chứng nhân tại chỗ

Mai Quốc Ấn
Bài về chủ đề Tôn giáo-Tâm linh:
Về đầu trang