Cuối thế kỷ 15, bản đồ do phương Tây xuất bản đã thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Từ cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, cùng với trào lưu đi tìm đất mới, người phương Tây đã đến Việt Nam. Họ đã đến biển Đông và vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhiều người đã trực tiếp soạn nhiều tài liệu liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong đó có một số bản đồ, tư liệu, sách cổ ghi nhận các nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền với hai quần đảo này từ rất lâu đời. Biển, đảo Việt Nam nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Vì vậy những bản đồ do phương Tây vẽ, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là nguồn tư liệu quý góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này. Source: https://thoidai.com.vn/cuoi-the-ky-15-ban-do-do-phuong-tay-xuat-ban-da-the-hien-hoang-sa-truong-sa-la-cua-viet-nam-90817.html Dòng chữ “Paracel seu Cát Vàng” (Paracel hoặc Cát Vàng) trên tấm bản đồ. Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (tức Đàng Trong)".
Những bản đồ do phương Tây vẽ, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là nguồn tư liệu quý góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này.

Bản đồ do các nước phương Tây vẽ thể hiện Hoàng SaTrường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam được Viện Phát triển kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng cung cấp, và được PGS.TS Trương Minh Dục biên soạn, tập hợp, hệ thống lại trong cuốn “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài” (NXB Thông tin và Truyền thông, 2015).

Từ cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, cùng với trào lưu đi tìm đất mới, người phương Tây đã đến Việt Nam. Họ đã đến biển Đông và vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Nhiều người đã trực tiếp soạn nhiều tài liệu liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Trong đó có một số bản đồ, tư liệu, sách cổ ghi nhận các nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền với hai quần đảo này từ rất lâu đời.

Biển, đảo Việt Nam nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Vì vậy những bản đồ do phương Tây vẽ, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là nguồn tư liệu quý góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này.

🌎 Bản đồ do Petrus or Pieter vẽ năm 1594

Bản đồ do Petrus or Pieter thực hiện năm 1594.
➥ Bản đồ do Petrus or Pieter thực hiện năm 1594.

Bản đồ do Petrus or Pieter vẽ năm 1594 có thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông với tên gọi chung là Pracel, còn vùng lãnh thổ trong đất liền thì ghi là Costa de Pracel (Bờ biển Hoàng Sa).

🌎 Bản đồ Đông Ấn Độ (India Orientalis)

Trên bản đồ này, cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ nối liền với nhau, như hình một mũi dao và được đặt tên chung là Pracel.
➥ Trên bản đồ này, cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được vẽ nối liền với nhau, như hình một mũi dao và được đặt tên chung là Pracel.

Bản đồ Đông Ấn Độ (India Orientalis) do Jodocus Hondius vẽ năm 1613, ghi chú quần đảo Pracel (Hoàng Sa) bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng.

🌎 Bản đồ Châu Á (Carte de l'Asia)

Bản đồ Châu Á (Carte de l'Asia) do Homann Herrs vẽ năm 1744.
➥ Bản đồ Châu Á (Carte de l'Asia) do Homann Herrs vẽ năm 1744.

Bản đồ Châu Á (Carte de l'Asia) do Homann Herrs vẽ năm 1744. Trên bản đồ này, quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả Trường Sa) được ghi chú là I.Ciampa, viết tắt của chữ Islands Ciampa, nghĩa là "quần đảo (thuộc) Ciampa". Ciampa hay Campa là tên do các nước phương Tây lúc bấy giờ gọi xứ Đàng Trong của Việt Nam.

🌎 An Nam đại quốc họa đồ

An Nam đại quốc họa đồ là phụ bản của cuốn Dictionarium latino-anamiticum (Từ điển Latin-An Nam), do Oriental Lith. Press xuất bản ở Calcutta (Ấn Độ) vào năm 1838
➥ An Nam đại quốc họa đồ là phụ bản của cuốn Dictionarium latino-anamiticum (Từ điển Latin-An Nam), do Oriental Lith. Press xuất bản ở Calcutta (Ấn Độ) vào năm 1838

An Nam đại quốc họa đồ là tờ bản đồ có kích thước 84x45cm, do giám mục người Pháp Jean-Louis Taberd vẽ, là phụ bản của cuốn Dictionarium latino-anamiticum (Từ điển Latin-An Nam), do Oriental Lith. Press xuất bản ở Calcutta (Ấn Độ) vào năm 1838. Bản hiện đang lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris.

An Nam đại quốc họa đồ là tờ bản đồ lừng danh, được chú dẫn bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Latin.

Dòng chữ “Paracel seu Cát Vàng” (Paracel hoặc Cát Vàng) trên tấm bản đồ. Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (tức Đàng Trong)".
➥ Dòng chữ “Paracel seu Cát Vàng” (Paracel hoặc Cát Vàng) trên tấm bản đồ. Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (tức Đàng Trong)".

Trên bản đồ có vẽ hình một cụm đảo ở giữa Biển Đông, nằm ở phía bắc vĩ tuyến 160 Bắc, phía đông kinh tuyến 1100 Đông, có ghi dòng chữ: “Paracel seu Cát Vàng” (Paracel hoặc Cát Vàng).

Giám mục Jean-Louis Taberd là tác giả bài nghiên cứu in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal, xuất bản tại Calcutta (Ấn Độ) năm 1837. Trong bài viết này, giám mục người Pháp khẳng định: "Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina (tức Đàng Trong)".

Hải Vân t/h (theo Thời Đại)

Bài về chủ đề Khai trí:
Về đầu trang