Bức họa cổ xưa nhất mô tả Thánh Tâm

Mặc dù lòng sùng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu đã có ngay từ những thế kỷ đầu của Kitô giáo, nhưng chưa bao giờ lòng sùng kính ấy trở nên phổ biến cả, cho mãi đến thế kỷ XVII cùng với những mạc khải tư được tỏ cho thánh nữ Margaret Mary Alacoque. Tính cho đến thế kỷ đó, ngoại trừ một số ngoại lệ là thánh Mechtilde (-1298) và thánh Gertrude (-1302), các Kitô hữu đặt để lòng sùng kính của mình nơi “Năm Dấu Thánh Chúa”. Lý do chính yếu của việc này là bởi, mối quan tâm đến Cuộc Tử Nạn của Chúa được làm mới lại, cùng với việc nhiều người tham dự thập tự chinh trở về từ Đất Thánh. Các Kitô hữu thời Trung cổ nhận ra chiều kích cao sâu nơi tình yêu Đức Giêsu nhờ vô số các thương tích Người phải chịu, trong đó, có vết đâm bên cạnh sườn thấu tim của Người. Bức họa cổ xưa nhất mô tả Thánh Tâm
Trong nhiều thế kỷ, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu gắn liền với Năm Dấu Thánh Chúa.

Bức họa cổ xưa nhất mô tả Thánh Tâm

Mặc dù lòng sùng kính Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu đã có ngay từ những thế kỷ đầu của Kitô giáo, nhưng chưa bao giờ lòng sùng kính ấy trở nên phổ biến cả, cho mãi đến thế kỷ XVII cùng với những mạc khải tư được tỏ cho thánh nữ Margaret Mary Alacoque.

Tính cho đến thế kỷ đó, ngoại trừ một số ngoại lệ là thánh Mechtilde (-1298) và thánh Gertrude (-1302), các Kitô hữu đặt để lòng sùng kính của mình nơi “Năm Dấu Thánh Chúa”. Lý do chính yếu của việc này là bởi, mối quan tâm đến Cuộc Tử Nạn của Chúa được làm mới lại, cùng với việc nhiều người tham dự thập tự chinh trở về từ Đất Thánh. Các Kitô hữu thời Trung cổ nhận ra chiều kích cao sâu nơi tình yêu Đức Giêsu nhờ vô số các thương tích Người phải chịu, trong đó, có vết đâm bên cạnh sườn thấu tim của Người.

Khá thú vị, theo Catholic Encyclopedia,
Dấu tích cổ xưa nhất về việc tôn kính Năm Dấu Thánh của Chúa được tìm thấy nơi đan viện Fritzlar, Thuringia, là nơi hồi thế kỷ XIV, một lễ được xếp vào ngày Thứ Sau sau tuần Bát Nhật Kính Mình Máu Thánh Chúa... Vào thế kỷ XV, lễ này đã lan rộng sang nhiều nước, đến Salisbury (Anh quốc), Huesca và Jaca (Tây Ban Nha), Vienna và Tours, và xuất hiện trong sách kinh nhật tụng của dòng Cát Minh, dòng Phanxicô, dòng Đa Minh và nhiều dòng tu khác.
Lễ này không được kính trên phạm vi toàn cầu, nhưng vài thế kỷ sau, Chúa Giêsu đã mạc khải cho thánh nữ Margaret Mary Alacoque rằng, Người muốn có một lễ kính Thánh Tâm Người được xếp vào chính này đó.

Chúa nói với thánh nữ Alacoque rằng: “Ta muốn một lễ được lập để kính Trái Tim Cực Trọng của Ta...”
Chúa nói với thánh nữ Alacoque rằng: “Ta muốn một lễ được lập để kính Trái Tim Cực Trọng của Ta…”

Trước khi có các mạc khải tư của thánh Margaret Mary Alacoque, Thánh Tâm Chúa thường được miêu tả một cách tượng trưng, cùng với các thương tích khác của Chúa Giêsu Kitô. Chẳng hạn, hình ảnh dưới đây là từ Anh quốc, xuất hiện vào khoảng năm 1490-1500, và là một trong những hình ảnh tiêu biểu cho những mô tả cổ xưa nhất về Thánh Tâm Chúa.

Bức họa cổ xưa nhất mô tả Thánh Tâm
“Thánh Tâm và Những Vết Thương của Đức Kitô trên Thánh Giá”, 1490-1500, Thư viện Bodleian, Đại học Oxford.

Năm dấu đanh khá nổi bật, cùng với một hình trái tim đơn giản ở giữa, có máu tuôn chảy vào chén thánh. Một lần nữa, chúng ta thấy được sự liên hệ giữa Cuộc Tử Nạn, Thánh Tâm và hồng ân Thánh Thể.

Sau này, Thánh Tâm sẽ được mô tả nằm ở trên tay của Chúa Giêsu, Đấng đã ban tặng cho thế giới này trái tim của Người. Hình ảnh này mãi đến thế kỷ XVII, XVIII mới có, và đã trở thành một trong những bức ảnh về Chúa Giêsu phổ biến nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, rất nên ghi nhớ mối liên hệ giữa Thánh Tâm và những thương tích của Đức Giêsu trong Cuộc Khổ Nạn của Người, điều ấy giúp nhắc nhớ chúng ta rằng, những đau khổ mà Đức Giêsu gánh lấy chính là biểu đạt tối thượng từ tình yêu mà Người dành cho nhân loại.

Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org

Bài về chủ đề Nhóm Phiên dịch Mai Khôi:
Về đầu trang