Vị linh mục Công giáo đã trở thành người đầu tiên tìm ra những quả trứng khủng long như thế nào?

Việc tìm thấy những quả trứng khủng long vào những năm đầu thế kỷ XX đã kích thích được trí tưởng, và khiến người ta hứng thú hơn với những buổi trưng bày cổ sinh vật học. Khi ấy, vinh dự vì khám phá đó, được dành cho Roy Chapman Andrews, tuy nhiên con người đầu tiên tìm thấy những cái vỏ trứng khủng long, việc ấy đã xảy ra nhiều thập kỷ trước khi Andrews nhận được cái vinh dự ấy. Riley Black, từ toà báo Smithsonian, chỉ ra rằng, nhà tự nhiên học đầu tiên đã tìm thấy và có những mô tả về trứng khủng long, thật ra là Jean-Jacques Pouech, một linh mục Công giáo. Cha Pouech đảm nhận vai trò giám đốc chủng viện Pamiers thuộc mạn nam nước Pháp, nhưng khi rảnh rỗi ngài đi thăm dò địa chất và cổ sinh vật nơi các phiến đá thuộc kỷ Cổ Cretaceous được lưu giữ ở chân của dãy núi Pyrenees. Vị linh mục Công giáo đã trở thành người đầu tiên tìm ra những quả trứng khủng long như thế nào?
Nhà tự nhiên học nghiệp dư, linh mục Jean-Jacques Pouech đã cho xuất bản những tìm tòi mang tính tiên phong của mình vào năm 1859.

Vị linh mục Công giáo đã trở thành người đầu tiên tìm ra những quả trứng khủng long như thế nào?

Việc tìm thấy những quả trứng khủng long vào những năm đầu thế kỷ XX đã kích thích được trí tưởng, và khiến người ta hứng thú hơn với những buổi trưng bày cổ sinh vật học. Khi ấy, vinh dự vì khám phá đó, được dành cho Roy Chapman Andrews, tuy nhiên con người đầu tiên tìm thấy những cái vỏ trứng khủng long, việc ấy đã xảy ra nhiều thập kỷ trước khi Andrews nhận được cái vinh dự ấy.

Riley Black, từ toà báo Smithsonian, chỉ ra rằng, nhà tự nhiên học đầu tiên đã tìm thấy và có những mô tả về trứng khủng long, thật ra là Jean-Jacques Pouech, một linh mục Công giáo. Cha Pouech đảm nhận vai trò giám đốc chủng viện Pamiers thuộc mạn nam nước Pháp, nhưng khi rảnh rỗi ngài đi thăm dò địa chất và cổ sinh vật nơi các phiến đá thuộc kỷ Cổ Cretaceous được lưu giữ ở chân của dãy núi Pyrenees.

Cha Pouech cho xuất bản lần đầu những khám phá của mình trong một báo cáo năm 1859 nói về những quả trứng như thế. Black đã dẫn ra một đoạn trong báo cáo này trên tờ Smithsonian:
Điều đáng lưu ý nhất là những mảnh vỏ trứng này rất lớn. Thoạt tiên, tôi nghĩ đó là vỏ cứng của bò sát, nhưng độ dày đều giữa hai bề mặt song song tuyệt đối, cấu trúc dạng sợi, đều nhau ở các mặt, và đặc biệt là độ cong đều của chúng, gợi ý chắc chắn đây là một cái vỏ trứng khổng lồ, to ít nhất gấp bốn lần trứng đà điểu.
Quả thực rất hợp lý khi ngài so sánh những quả trứng quá khổ ấy với trứng đà điểu, là thứ trứng to gấp nhiều lần so với trứng gà, vậy nên vị linh mục người Pháp này đã giả thuyết rằng, những quả trứng ấy do một giống chim rất lớn đẻ ra. Dù cho, rốt cuộc điều ấy không chính xác, nhưng phải nói đấy vẫn là một trực cảm nhạy bén của cha Pouech, như hiện nay chúng ta đã biết, loài khủng long và loài chim có liên hệ rất gần với nhau.

Lúc khám phá này được thực hiện, tức là vào tầm giữa thế kỷ XIX, cụm từ “khủng long” còn tương đối mới mẻ, và trước đó, chưa từng có ai đã nghiên cứu những cái trứng hoá thạch ấy. Những yếu tố này xem ra chính là nguyên nhân khiến cho khám phá của cha Pouech, không được quảng đại quần chúng quan tâm ở vào thời đại của ngài, và sau khi những cái vỏ ấy được Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia (Muséum National d’Histoire Naturelle) tại Paris, nghiên cứu kỹ lưỡng, cha Pouech còn từ bỏ luôn ý tưởng của mình, và cho rằng đấy chẳng phải là những cái mảnh của vỏ trứng. Quãng đời còn lại của mình, ngài giả thuyết rằng, thực ra chúng là những mảnh từ cái mai của con tatu.

Đề tài này bị xếp xó, hầu như bị quên lãng trong 130 năm, cho đến năm 1989, Buffetaut và Le Loeuff, các nhà cổ sinh vật học người Pháp, vô tình tìm thấy bộ sưu tập của cha Pouech. Với kinh nghiệm hơn 100 năm tìm hiểu và nghiên cứu về hoá thạch, Buffetaut và Le Loeuff khẳng định rằng, chính khủng long chứ không phải chim, là loài đã đẻ ra những cái trứng to khủng bố như thế.

Trong nhiều thập niên, Andrews được nhận cái vinh dự trong công trình tìm tòi này, bất chấp những khám phá của cha Pouch và lời khẳng định của nhà địa chất Philippe Matheron rằng, vị linh mục đã đi trước Andrews một bước. Tuy vậy, giờ đây, thế kỷ XXI, Wikipedia đã trao vinh dự về cho người xứng đáng: linh mục Jean-Jacques Pouech đã được nêu danh như là người đầu tiên tìm thấy các quả trứng khủng long.

J-P Mauro
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Về đầu trang