Nghề thầy cãi ở Việt Nam


Tin liên quan:
✔️ Đánh con để dạy con: Đông Tây đều đồng tình?
✔️ Trẻ vị thành niên bị bạo hành: Cần được bảo vệ chứ không phải bị truy xét có vu cáo ai hay không
✔️ Nơi sự thật bị đánh tráo
✔️ Hai vụ án nóng ở Hòa Bình và Bà Rịa – Vũng Tàu: thấy gì về tư pháp và phán tòa VN
✔️ Luật sư - trận đánh từ bên trong
✔️ Phiên toà cuối và “truyền thống” lưu manh của ngân hàng Việt



Sau khi chủ tịch quốc hại Nguyễn Thị Kim Ngân đưa ra nhận định :

- “Ngoài đạo đức luật sư còn phải có trách nhiệm, đạo đức của một công dân. Nếu biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà không tố giác thì phải xem lại”.

Khoản 3 Điều 19 quy định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự khi không tố giác thân chủ phạm phải các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu chúng ta bảo cái “quốc hại” này “stupid” thì đánh giá cao chúng quá. Chẳng qua là chúng đang muốn bóp chết nghề luật sư. Một nghề từ lâu dưới chế độ độc tài chỉ là một nghề để trang trí cho cái gọi là pháp chế nhà nước XHCN. Tuy nhiên lần này có lẽ chúng muốn bóp cho chết hẳn cũng là bóp luôn cái quyền được cãi của con người.

Hãy nhìn lại vấn đề một cách hệ thống ta sẽ thấy như sau:

Trong tất cả các ngành nghề “ngư, tiều, canh, mục”, “sĩ, nông, công, thương, binh” thì nghề “luật sư” là nghề mà chế độ CS ghét nhất.

“Luật sư” tức là thầy cãi, mà chế độ thì lại rất ghét đứa nào hay cãi.

Trước 1945 thời Pháp đã có nghề luật sư (Ngày 26/11/1867 Thống đốc Nam Kỳ De la Grandière ký ban hành Nghị định về việc hành nghề bào chữa trước các Tòa án Pháp [dành xét xử người Pháp và người đã nhập quốc tịch Pháp ở Nam Kỳ]).

Đây là văn bản pháp luật đầu tiên về nghề luật sư, được chính quyền thực dân Pháp ban hành ở Việt Nam theo quy định tại Điều 27 Sắc lệnh ngày 25/07/1864 của Hoàng đế Napoléon III.

Tuy nhiên sau 1945, chế độ CS chỉ quy định chế độ bào chữa viên tạm thời bằng các sắc lệnh. Bởi vậy mới có hàng loạt oan sai trong cải cách ruộng đất vì bào chữa viên chỉ là bù nhìn trong các phiên tòa.

Sau 30/04/1975, chế độ CS tiếp tục chế độ này ở miền Nam bằng Điều 4 Sắc luật số 01-SL/76 ngày 18/03/1976 của Hội đồng Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước CSVN đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sư.

Từ đó, các tổ chức luật sư chuyên nghiệp ra đời thay thế các hình thức bào chữa viên nhân dân.

Liên đoàn luật sư Việt Nam ra đời vào ngày 12/05/2009.

Tiến sỹ Hà Sĩ Phu, người nhiều năm nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam nói rằng thực ra người cộng sản chỉ coi pháp luật là một công cụ tạm thời của họ mà thôi!

Thực tế là người cộng sản họ muốn mình chỉ đạo tuyệt đối. Theo luật sư Võ An Đôn với thể thức cơ chế hiện nay thì luật sư không cách nào bảo vệ được công lý trừ khi có sự thay đổi áp dụng tam quyền phân lập.

Trong luật Việt Nam, không có từ nào là công lý.

Ở các nước, khi ra tòa người ta nhân danh công lý.

Còn ở Việt Nam, Hội đồng xét xử thì nhân danh nhà nước.

Đó là sự khác nhau căn bản.

Theo luật sư Vũ Thu Nam nghề luật sư ở Việt Nam có nhiều rủi ro, nhiều nguy hiểm rình rập xung quanh.

Các tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tuy vậy nghề luật sư cũng là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng mỗi luật sư nhận trung bình từ 3 vụ đến 10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ. Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền.

Thế nhưng nếu căn cứ vào những đặc trưng của một nhà nước pháp quyền XHCN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN thì luật pháp không phải là tối thượng, vậy nên nghề luật sư chỉ là một nghề để trang trí cho chế độ.

Chế độ CSVN được xây dựng trên nền tảng của “cái còng và khẩu súng” không cần thiết phải có luật và bất chấp luật.

Chẳng qua do sức ép của dân trí và quá trình hội nhập, họ buộc phải thừa nhận nghề này như một cách để mị dân.

Bởi vậy cùng với Trung Quốc, Việt Nam đang sửa luật để đàn áp giới luật sư mạnh mẽ hơn. Chắc chắn những luật sư đứng về phía đấu tranh dân chủ và dân oan cả nước rồi đây sẽ phải chống lại một thứ “luật rừng” quái đản mà bộ máy chính quyền tạo nên.

Nhưng cùng với giới Blogger, giới luật sư sẽ không khuất phục chừng nào họ vẫn còn niềm tin vào công lý, vào lẽ công bằng trên cõi đời này.

Dương Hoài Linh
Tin liên quan:
✔️ Đánh con để dạy con: Đông Tây đều đồng tình?
✔️ Trẻ vị thành niên bị bạo hành: Cần được bảo vệ chứ không phải bị truy xét có vu cáo ai hay không
✔️ Nơi sự thật bị đánh tráo
✔️ Hai vụ án nóng ở Hòa Bình và Bà Rịa – Vũng Tàu: thấy gì về tư pháp và phán tòa VN
✔️ Luật sư - trận đánh từ bên trong
✔️ Phiên toà cuối và “truyền thống” lưu manh của ngân hàng Việt
Về đầu trang