Vì sao Giáo hội phải công bố tín điều "ơn vô ngộ của giáo hoàng"?

0
Có thể bạn chưa biết, "ơn vô ngộ của giáo hoàng" (Infallibilitas) là tín điều gây ra tranh cãi và bị chống đối nhiều nhất trong lịch sử Giáo Hội. Vì tín điều này mà rất nhiều giám mục, linh mục, giáo sư thần học bị huyền chức và bị tuyệt thông; những người chống đối qui tụ với nhau thành lập Giáo hội Cổ truyền. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi tín điều được công bố, ở Châu Âu đã có hơn 30.000 tín hữu bỏ đạo hoặc chuyển qua nhóm Giáo hội Cổ truyền". Source: https://fb.com/m.hanh.tu.7/posts/258382666369979
Có thể bạn chưa biết, "ơn vô ngộ của giáo hoàng" (infallibilitas) là tín điều gây ra tranh cãi và bị chống đối nhiều nhất trong lịch sử Giáo hội. Vì tín điều này mà rất nhiều giám mục, linh mục, giáo sư thần học bị huyền chức và bị tuyệt thông; những người chống đối qui tụ với nhau thành lập Giáo hội Cổ truyền. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi tín điều được công bố, ở Châu Âu đã có hơn 30.000 tín hữu bỏ đạo hoặc chuyển qua nhóm Giáo hội Cổ truyền".

Trước khi tín điều này được công bố, dư luận ở Châu Âu đã nổi sóng các cuộc tranh luận của bên ủng hộ và bên chống đối. Rồi đức Piô IX triệu tập Công đồng Vatican I (1869) với 667 nghị phụ. Nhưng trước khi bỏ phiếu chung kết cho tín điều này, rất nhiều giám mục Châu Âu đã bỏ ra về để phản đối, và Công đồng chỉ còn lại 435 nghị phụ. Cuộc bỏ phiếu kết thúc với kết quả 433 ủng hộ, và 2 phiếu trắng. Năm 1870, đức Piô IX ban hành Hiến chế Pastor Aeternus để tuyên tín tín điều "ơn vô ngộ của giáo hoàng".

Đức Piô IX triệu tập Công đồng Vatican I.

Ngay sau khi tín điều này được công bố, nhiều giám mục, linh mục và giáo sư thần học đã lên tiếng phản đối và phủ quyết. Làn sóng này biến thành phong trào "ly khai khỏi Rôma: los-von-Rom-Bewegung".

Đức Piô IX và Tòa thánh không hề nhân nhượng, mà sẵn sàng thẳng tay tuyệt thông những ai bất phục Công đồng. Ngài tuyên bố thẳng thắn ai léng phéng sẽ bị trừng phạt: giám mục và linh mục sẽ bị huyền chức, giáo sư thần học sẽ không còn được dạy... Phản ứng cứng rắn của cả hai bên đưa tới những hậu quả nghiêm trọng.

Câu hỏi được phe chống đối nêu lên là, tại sao suốt 19 thế kỷ trước, không một giáo hoàng nào đòi hỏi đặc ân "vô ngộ", mà bây giờ đức Piô IX, một vị giáo hoàng không nổi bật về học thức và có chủ trương chống lại chủ nghĩa dân chủ và chủ nghĩa hiện đại, lại đòi cho bằng được và còn triệu tập công đồng để thông qua tín điều ấy?

Câu trả lời sẽ được trình bày trong bài viết sau.

▪ Xem: Vì sao Giáo hội cần phải công bố tín điều "ơn vô ngộ của giáo hoàng"? (tiếp theo và hết)

M. Hạnh Tử

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang