Ơn gọi ngôn sứ

0
Là ơn gọi của mọi tín hữu, qua Phép Rửa! Ơn gọi này cốt ở việc làm cho mọi người biết Thiên Chúa và nhận ra thánh ý của Thiên Chúa. Nó giả thiết sự can đảm chứ không run sợ - như điều Chúa truyền cho Ngôn sứ Giêrêmia... Nói tiếng nói ngôn sứ là phải đương đầu, giao chiến với những thế lực chống lại Thiên Chúa. Sẽ căng thẳng lắm, chứ không an yên chút nào đâu! Chính ơn gọi ngôn sứ như vậy cho thấy rõ sự khác biệt giữa Kitô giáo và nhiều tôn giáo, nhiều trường phái linh đạo khác. Kitô hữu không tìm hạnh phúc theo nghĩa là bình an vô sự. Cũng tìm hạnh phúc, cũng tìm bình an chứ, nhưng là thứ bình an và hạnh phúc trong bóng thập giá! Thập giá là 'cây bồ đề giác ngộ' của những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Source: https://fb.com/permalink.php?story_fbid=1175979939873999&id=100023860118571
Bài đọc I (Gr 1,4-5.17-19)
Trong thời vua Giosia, lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Trước khi Ta tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi. Ta đã đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc. Vậy phần ngươi, ngươi hãy thắt lưng, hãy chỗi dậy, và nói cho họ biết tất cả những điều Ta truyền dạy cho ngươi. Ðừng run sợ trước mặt họ, vì Ta không làm cho ngươi kinh hãi trước mặt họ. Hôm nay Ta làm cho ngươi nên một thành trì vững chắc, một cậy cột bằng sắt, một vách thành bằng đồng trước mặt các vua Giuđa, các hoàng tử, các tư tế và dân chúng xứ này. Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ không thắng được ngươi, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi".
Đáp ca (Tv 70,1-2.3-4a.5-6ab.15ab.17)
Đáp: Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh (c. 15a).

1) Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời; theo đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con, xin ghé tai về bên con và giải cứu.

2) Xin trở nên thạch động để con dung thân, và chiến luỹ vững bền hầu cứu độ con: vì Chúa là Đá Tảng, là chiến luỹ của con. Lạy Chúa con, xin cứu con thoát khỏi tay đứa ác.

3) Bởi Ngài là Đấng con mong đợi, thân lạy Chúa. Lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con tự hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa; từ trong thai mẫu, Chúa là Đấng bảo vệ con, con đã luôn luôn cậy trông vào Chúa.

4) Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể (ra) những sự lạ của Ngài.
Bài đọc II (1Cr 12,31–13,13)
Anh em thân mến, anh em hãy cầu mong những ơn cao trọng hơn. Và tôi chỉ bảo cho anh em một con đường hoàn hảo nhất. Nếu tôi nói được các tiếng của loài người và thiên thần, mà tôi không có bác ái, thì tôi chỉ là tiếng đồng la vang dội hoặc não bạt vang động. Và nếu tôi được nói tiên tri, thông biết mọi mầu nhiệm và mọi khôn ngoan; nếu tôi có đầy lòng tin, đến nỗi chuyển dời được núi non, mà không có bác ái, thì tôi vẫn là không. Nếu tôi phân phát mọi của cải tôi có để nuôi kẻ nghèo khó, nếu tôi nộp mình để chịu thiêu đốt, mà tôi không có bác ái, thì không làm ích gì cho tôi. Bác ái thì kiên tâm, nhân hậu. Bác ái không đố kỵ, không khoác lác, không kiêu hãnh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lý, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả. Bác ái không khi nào qua đi. Ơn tiên tri sẽ bị huỷ diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ biến mất. Vì chưng chúng ta hiểu biết có giới hạn, chúng ta nói tiên tri có giới hạn, nhưng khi điều vẹn toàn đến, thì điều có giới hạn sẽ biến đi. Khi còn bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lý luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đã trưởng thành, tôi loại bỏ những gì là trẻ nhỏ. Hiện giờ, chúng ta thấy mờ mịt như qua tấm gương, nhưng lúc bấy giờ, diện đối diện. Hiện giờ tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết. Hiện giờ, đức tin, đức cậy, đức mến, tất cả ba đều tồn tại, nhưng trong ba nhân đức, đức mến là trọng hơn cả.
Tung hô Tin Mừng (Ga 6,64b.69b)
All. All. – Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có lời ban sự sống. – All.
Tin Mừng (Lc 4,21-30)
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu nói trong hội đường rằng: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?" Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: 'Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình!' Điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông'". Người nói tiếp: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Elia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Elia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".

Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.
Là ơn gọi của mọi tín hữu, qua Phép Rửa! Ơn gọi này cốt ở việc làm cho mọi người biết Thiên Chúa và nhận ra thánh ý của Thiên Chúa. Nó giả thiết sự can đảm chứ không run sợ - như điều Chúa truyền cho Ngôn sứ Giêrêmia... Nói tiếng nói ngôn sứ là phải đương đầu, giao chiến với những thế lực chống lại Thiên Chúa. Sẽ căng thẳng lắm, chứ không an yên chút nào đâu!

Chính ơn gọi ngôn sứ như vậy cho thấy rõ sự khác biệt giữa Kitô giáo và nhiều tôn giáo, nhiều trường phái linh đạo khác. Kitô hữu không tìm hạnh phúc theo nghĩa là bình an vô sự. Cũng tìm hạnh phúc, cũng tìm bình an chứ, nhưng là thứ bình an và hạnh phúc trong bóng thập giá! Thập giá là 'cây bồ đề giác ngộ' của những ai tin vào Chúa Giêsu Kitô.

Chính Chúa Giêsu, ngay khi về quê Na da rét vào buổi đầu sứ vụ, đã bị từ khước. Trong dịp này Người nhắc đến chuyện về Êlia, Êlisa trong cả một truyền thống ngôn sứ bị từ khước. Dù bị từ khước, ngôn sứ vẫn phải nói và làm vai trò của ngôn sứ thôi, không chỗ này thì chỗ khác, không với người này thì với người khác.

Ơn gọi ngôn sứ, theo nghĩa làm cho mọi người biết Thiên Chúa và thi hành thánh ý Thiên Chúa, là biểu hiện cao nhất của đức ái Kitô giáo. Bài ca Đức Ái của Thánh Phao lô có thể xem là một diễn đạt của linh đạo ngôn sứ.

Gia tài quý giá nhất của người Công giáo di cư 1954.

"Anh em thân mến, anh em hãy cầu mong những ơn cao trọng hơn. Và tôi chỉ bảo cho anh em một con đường hoàn hảo nhất.

"Nếu tôi nói được các tiếng của loài người và thiên thần, mà tôi không có bác ái, thì tôi chỉ là tiếng đồng la vang dội hoặc não bạt vang động. Và nếu tôi được nói tiên tri, thông biết mọi mầu nhiệm và mọi khôn ngoan; nếu tôi có đầy lòng tin, đến nỗi chuyển dời được núi non, mà không có bác ái, thì tôi vẫn là không. Nếu tôi phân phát mọi của cải tôi có để nuôi kẻ nghèo khó, nếu tôi nộp mình để chịu thiêu đốt, mà tôi không có bác ái, thì không làm ích gì cho tôi.

"Bác ái thì kiên tâm, nhân hậu. Bác ái không đố kỵ, không khoác lác, không kiêu hãnh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lý, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả. Bác ái không khi nào qua đi..."

Một đức ái như vậy rõ ràng không tách rời thập giá của Chúa Giêsu chịu đóng đinh - là sự Giác Ngộ, là Cảnh Giới của chúng ta!

Trong khi người Do thái đòi dấu lạ, người Hy lạp tìm sự khôn ngoan, thì chúng tôi rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh... Ơn gọi ngôn sứ đó!

Lm. Giuse Lê Công Đức

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang