Bộ ảnh cực quý cùng cảm nhận của nhiếp anh gia người Mỹ về vùng quê nông thôn Việt Nam sau thống nhất

0
Vì là người Mỹ, tôi phải đối mặt với gia sản là bao nhiêu cấm đoán còn tồn dư lại từ thời chiến tranh. Lộ trình đã được chấp thuận trước bởi Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, và cấp quốc gia, và lúc nào cũng có một người dẫn đường/người phiên dịch từ Bộ Ngoại giao kè kè bên tôi (bắt buộc phải như thế để biết được tất cả những việc tôi làm). Tôi được yêu cầu ăn ở tại một gia đình đã được chuẩn y sắp đặt trước, và nhà này không có nước máy và cả điện. Source: ttp://www.robertnickelsberg.com/vietnam"
S(caps)au khi Bắc Việt thắng Nam Việt, kết thúc chiến tranh Việt Nam, hai miền được thống nhất vào năm 1976 thành Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài 20 năm này còn được biết đến ở Việt Nam như cuộc chiến Đông Dương II và Cuộc Kháng chiến Chống Mỹ – đã khiến đất nước cô lập với thế giới bên ngoài hơn một thập niên nữa, mãi cho đến khi các nước khu vực Đông Nam Á bắt đầu phát triển kinh tế, Việt Nam không còn cách nào khác hơn là bứt phá khỏi sự phụ thuộc vào các nước đồng minh cộng sản, đồng thời cải cách nhanh chóng nền kinh tế kế hoạch của mình.

Năm 1986, cộng sản Việt Nam bắt đầu thực hiện các cải cách kinh tế, gọi là “Đổi Mới”, nhằm đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thú vị với ý tưởng sẽ ghi lại những thay đổi sẽ diễn ra tại Bắc Việt trong những năm sau đó, tôi tìm cách để được Bộ Ngoại giao Việt Nam cho phép thực hiện một dự án dài hơi. Năm 1988, Bộ Ngoại giao cho phép một phóng viên và tôi, được phép tiếp cận một làng ở miền Bắc, đó là làng Khánh Phú (có lúc thuộc về tỉnh Hà Nam Ninh, hiện giờ thuộc tỉnh Ninh Bình). Một làng có 4.000 người, cách Hà Nội 96,56 km (60 dặm) về phía Nam, kinh tế thuần nông của làng Khánh Phú sau nhiều thập niên, được điều hành theo chính sách tập trung hoá nông nghiệp của các lãnh đạo cộng sản, giờ sắp sửa bước vào những chủ trương và công cuộc hiện đại hoá mới mẻ của một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thời hậu chiến.

Vì là người Mỹ, tôi phải đối mặt với gia sản là bao nhiêu cấm đoán còn tồn dư lại từ thời chiến tranh. Lộ trình đã được chấp thuận trước bởi Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh, và cấp quốc gia, và lúc nào cũng có một người dẫn đường/người phiên dịch từ Bộ Ngoại giao kè kè bên tôi (bắt buộc phải như thế để biết được tất cả những việc tôi làm). Tôi được yêu cầu ăn ở tại một gia đình đã được chuẩn y sắp đặt trước, và nhà này không có nước máy và cả điện.

Và đấy là cảnh đầu của một bộ phim siêu cổ điển. Những người Mỹ duy nhất mà dân làng Khánh Phú đã từng nhìn thấy, thì họ tham gia các cuộc không kích miền Bắc bằng máy bay B-52 ở độ cao 30.000 feet. Hoàn toàn lạ lẫm, thế nhưng tôi đã được đón tiếp nồng hậu, được cho tiếp cận vào tất cả các mặt của đời sống gia đình, văn hoá và kinh tế. Đến giờ tôi vẫn còn cảm thấy ngỡ ngàng, thú vị trước những cuộc đời và không gian thân mật mà tôi có cơ hội khám phá, nơi những bức hình này.





























































Bộ ảnh "Việt Nam sau chiến tranh" của phóng viên ảnh người Mỹ (Robert Nickelsberg) thực hiện ở một làng quê thuộc xã Khánh Phú (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) từ năm 1988~1990.

Robert Nickelsberg
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://www.robertnickelsberg.com

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang