Một thời dối trá lừa bịp “chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ”

Năm 1979 là năm đỉnh cao mất mùa đói kém của miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Trước đó năm 1978 đã mất mùa khá nặng nhưng năm 1979 mới là năm mất mùa nặng nhất, kéo qua cả năm 1980. Vào 2 năm 1979, 1980 đó ở hợp tác xã quê tôi ngày công lao động có lúc chỉ còn 2 lạng lúa. Tính theo công thức cứ 2 kg lúa thì bằng 1 kg gạo, tôi quy về giá hiện nay, mỗi kg gạo ngoài thị trường là 14 ngàn đồng nhưng trừ chi phí vận chuyển, xay xát thì giá gốc sẽ còn 10 ngàn đồng, thì mỗi kg lúa sẽ là 5 ngàn đồng. Như vậy vào thời kỳ đó ở quê tôi, mỗi người đi làm cho hợp tác xã suốt một ngày trời được nhận giá trị là 2 lạng lúa tức chỉ 1 ngàn đồng. Lúc cao nhất lên được 5 lạng lúa thì cũng chỉ đạt giá trị 2,5 ngàn đồng hiện nay. Hỏi sống làm sao với giá trị lao động ấy? Đúng lúc ấy Phạm Tuân bay vào vũ trụ. Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=2964279613627692&id=100001370467846

Năm 1979 là năm đỉnh cao mất mùa đói kém của miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Trước đó năm 1978 đã mất mùa khá nặng nhưng năm 1979 mới là năm mất mùa nặng nhất, kéo qua cả năm 1980. Vào 2 năm 1979, 1980 đó ở hợp tác xã quê tôi ngày công lao động có lúc chỉ còn 2 lạng lúa. Tính theo công thức cứ 2 kg lúa thì bằng 1 kg gạo, tôi quy về giá hiện nay, mỗi kg gạo ngoài thị trường là 14 ngàn đồng nhưng trừ chi phí vận chuyển, xay xát thì giá gốc sẽ còn 10 ngàn đồng, thì mỗi kg lúa sẽ là 5 ngàn đồng. Như vậy vào thời kỳ đó ở quê tôi, mỗi người đi làm cho hợp tác xã suốt một ngày trời được nhận giá trị là 2 lạng lúa tức chỉ 1 ngàn đồng.

Lúc cao nhất lên được 5 lạng lúa thì cũng chỉ đạt giá trị 2,5 ngàn đồng hiện nay.

Hỏi sống làm sao với giá trị lao động ấy?

Đúng lúc ấy Phạm Tuân bay vào vũ trụ.


Hai hình ảnh đặc trưng của nông thôn miền Trung và miền Bắc năm 1980, người khỏe mạnh ra đồng làm việc với ngày công lao động 1-2 ngàn đồng, người già trẻ em ngồi nhà ngóng chờ tới bữa ăn.

Xem clip ở chùa Ba Vàng thì ông Phạm Tuân vẫn còn hết sức huênh hoang đó là thành quả thế này thế khác của đảng bla bla.

Dĩ nhiên ông Tuân cũng chỉ là một con tốt trên bàn cờ chính trị lúc ấy. Việc lấy ông Tuân đào tạo thành một phi công vũ trụ thực chất cũng chỉ là một trò làm xiếc mà thôi. Tuy nhiên dù sao ông ấy cũng đã nhận đóng vai trong một trò lừa đảo vỹ đại, ông ấy nên tự vấn lương tâm mà ngừng việc khoe khoang màn xiếc của ông ấy thì hơn. Hoặc giả ông ấy cũng có thể kể nhưng nên chân thành nhận thức rằng ông ấy cũng chỉ là một người lính chỉ biết tuân lệnh cấp trên chứ đừng lồng ghép những sáo ngữ thành tích này kia của đảng. Vào năm 1980, nhân dân toàn miền Trung và miền Bắc đói kém cơ cực chưa từng thấy, sao gọi đó là thành quả của đảng?

Là một người mang quân hàm tướng ông ấy nên hành xử sao cho phải đạo, đừng để người đời dè bĩu. Có lẽ ông nên xin lỗi nhân dân vì ông đã bay vào vũ trụ lúc ấy chứ không phải là tự hào ông nhé!

Trở lại câu chuyện “chân dép lốp mà lên tàu vũ trụ”, vào lúc ấy học sinh bọn tôi vừa đói mà phải vừa liên tục đi quảng cáo cho ông Tuân. Có lẽ khắp đất nước, lượng học sinh ngày đêm xếp thành đoàn đi vòng vòng các đường thôn ngõ xóm để hô vang những khẩu hiệu nhiều lắm không kể xiết. Tôi nghĩ tất cả những ai đang độ tuổi từ 8 – 15 tuổi lúc ấy đều phải đi cổ động quảng cáo cho ông Phạm Tuân.

Ông Phạm Tuân lên vũ trụ làm gì? Tôi không tin là ông ấy đủ khả năng tiến hành các thí nghiệm trên vũ trụ như các nhà du hành vũ trụ Liên Xô. Xem clip tôi thấy ông ấy chỉ có chỉ số IQ trung bình khá mà thôi. Như ông ấy chỉ ngang tầm một thợ máy giỏi và cũng đúng như vậy, ông ấy vốn là một thợ máy máy bay chẳng qua vượt qua kỳ thi sức khỏe.

Trong khi đó các nhà du hành vũ trụ Mỹ hay Liên Xô và bây giờ là Nga, họ thực chất là các nhà nghiên cứu chứ không phải là các anh thợ máy.

Câu chuyện Phạm Tuân bay lên vũ trụ vì thế là một màn bi hài kịch lớn nhất của nhân loại.

Trần Đình Thu

Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
Về đầu trang