Thương tiếc 39 nạn nhân, nói thêm một điều khó nói

39 người chết thảm trong container đông lạnh ở Anh đã được xác định là người Việt khiến cho cả thế giới cùng đồng bào ta bàng hoàng. Dù đến Anh để làm những việc bất hợp pháp vì sinh kế hay mong được "đổi đời" thì họ đều đáng được đồng bào và đồng loại thương tiếc. Đáng căm ghét là bọn buôn người và đáng buồn là đất nước vẫn chưa có nhiều cơ hội cho sinh kế, không phải chỉ cho họ mà cho rất nhiều đồng bào nghèo của chúng ta... Phiêu lưu sang Anh chỉ là một con đường. Rất nhiều người nghèo còn phiêu lưu vào những chuyện khác, như buôn bán vận chuyển ma túy. Phiêu lưu sang Anh và phiêu lưu vào con đường buôn bán vận chuyển ma túy có giống nhau không? Gần giống nhau. Giống nhau ở chỗ bất hợp pháp và giống nhau ở sự rủi ro. Source: fb.com/hksanh/posts/2659099617482415 Các bị cáo trước vành móng ngựa xét xử tội phạm ma quý, và tựa đề bài báo là: “Mẹ kéo con vào tù vì nghèo túng”.
39 người chết thảm trong container đông lạnh ở Anh đã được xác định là người Việt khiến cho cả thế giới cùng đồng bào ta bàng hoàng. Dù đến Anh để làm những việc bất hợp pháp vì sinh kế hay mong được "đổi đời" thì họ đều đáng được đồng bào và đồng loại thương tiếc. Đáng căm ghét là bọn buôn người và đáng buồn là đất nước vẫn chưa có nhiều cơ hội cho sinh kế, không phải chỉ cho họ mà cho rất nhiều đồng bào nghèo của chúng ta. Chuyển sang kinh tế thị trường là cơ hội lớn nhất cho sinh kế của người dân, nhưng kinh tế thị trường nửa vời như hiện nay vẫn chưa tạo được nhiều cơ hội cho đông đảo người nghèo, mặc dù tốc độ giảm nghèo ở nước ta được coi là "ngoạn mục". Đừng nghĩ có 1 tỷ đưa cho bọn buôn người để sang Anh là khá giả. Hầu hết số tiền kia đều là tiền vay mượn.

Phiêu lưu sang Anh chỉ là một con đường. Rất nhiều người nghèo còn phiêu lưu vào những chuyện khác, như buôn bán vận chuyển ma túy. Phiêu lưu sang Anh và phiêu lưu vào con đường buôn bán vận chuyển ma túy có giống nhau không? Gần giống nhau. Giống nhau ở chỗ bất hợp pháp và giống nhau ở sự rủi ro.

Các bị cáo trước vành móng ngựa xét xử tội phạm ma quý, và tựa đề bài báo là: “Mẹ kéo con vào tù vì nghèo túng”.
Cả nhà trước vành móng ngựa xét xử tội phạm ma quý, và tựa đề bài báo là: “Mẹ kéo con vào tù vì nghèo túng”.

Và nhiều năm qua, có rất nhiều người nghèo tham gia vào đường dây buôn bán vận chuyển ma túy đã bị tử hình. Họ có đáng thương không? Sao lại không! Họ chính là nạn nhân của các trùm ma túy và sự chưa thấu tình của luật pháp.

Bộ luật hình sự mới nhất đã loại bỏ án tử hình đối với 2 tội trong nhóm tội phạm về ma túy. Đó là Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249) và Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252). Còn Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 150) và Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) thì vẫn còn giữ án tử hình. Trong hai tội này có rất nhiều người nghèo tham gia và bị các trùm ma túy lợi dụng. Nhiều người nghèo khó vì sinh kế mà phiêu lưu vào các đường dây này đã bị tử hình, họ rất đáng thương nhưng không thấy ai thương xót.

Chúng ta áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm ma túy với mục đích là làm giảm tệ nạn này, nhưng tệ nạn không hề giảm mà ngày càng gia tăng. Các phiên tòa liên tục diễn ra, các chiến công của lực lượng công an liên tục được báo cáo, còn ma túy thì vẫn liên tục được "phổ cập".

Để giảm tệ nạn ma túy, có lẽ cần nghĩ đến những giải pháp căn cơ hữu hiệu hơn chứ không phải áp dụng tràn lan án tử hình. Vì lẽ đó, nên bỏ án tử hình đối với những người nghèo vì sinh kế mà tham gia vào các đường dây mua bán vận chuyển ma túy. Luật pháp cần có phân biệt, nghiêm khắc đối với những kẻ chủ mưu nhưng nên khoan dung đối với những thân phận khốn khó phải tìm sinh kế.

Ps. Mới đăng bài đề nghị xóa án tử hình cho những người nghèo vì sinh kế phải tham gia đường dây mua bán vận chuyển ma túy và bị các trùm ma túy lợi dụng, đã bị nhiều đồng bào lên giọng dạy dỗ, rằng thế này rằng thế kia. Trong khi trên thế giới, đã có 103 quốc gia đã hoàn toàn bãi bỏ án tử hình cho mọi loại tội danh và 30 quốc gia bãi bỏ trên thực tế (số liệu tính đến cuối năm 2015). Số quốc gia còn duy trì án tử hình chỉ là thiếu số. Trong số các quốc gia còn áp dụng án tử hình cũng còn rất ít quốc gia áp dụng đối với tội phạm ma túy. Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhiều lần ra Nghị quyết kêu gọi ngừng thi hành án tử hình để tiến tới bãi bỏ án tử hình trên toàn thế giới.

Hoàng Hải Vân
Bài về chủ đề Pháp luật-Nhân quyền:
Về đầu trang