Tại sao hình ảnh người thầy chơi trò trốn tìm với học sinh lại "đốn tim" học sinh và mọi người?

Bối cảnh phía sau là sự tồn tại lâu dài xuyên suốt lịch sử của hình ảnh người thầy quyền lực. Người thầy ở Việt Nam được xếp hàng sau "quân" (vua) và trước "phụ" (cha). Trong xã hội nông nghiệp, biết chữ và hiểu biết tri thức lý luận, trừu tượng là độc quyền của một nhóm rất nhỏ bao gồm quan lại-hoàng gia và trí thức (mà trí thức thời phong kiến ở Việt Nam hầu như cũng kiêm luôn là giáo viên). Như vậy là người thầy nắm luôn là quyền lực thực tế và quyền lực tri thức (gần như tất cả thầy thời đó đều đàn ông). Mô hình xã hội như vậy kéo dài và để lại ảnh hưởng rất lớn. Những người thầy ý thức sâu sắc về quán tính-di sản lịch sử nói trên và đòi hỏi của xã hội hiện đại chắc chắn sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc hàng ngày và thành công.
Những người thầy ý thức sâu sắc về quán tính-di sản lịch sử nói trên và đòi hỏi của xã hội hiện đại chắc chắn sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc hàng ngày và thành công.
Những người thầy ý thức sâu sắc về quán tính-di sản lịch sử nói trên và đòi hỏi của xã hội hiện đại chắc chắn sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc hàng ngày và thành công.

Hỏi: Tại sao hình ảnh người thầy chơi trò trốn tìm với học sinh lại "đốn tim" học sinh và mọi người?

Rất đơn giản!

Bối cảnh phía sau là sự tồn tại lâu dài xuyên suốt lịch sử của hình ảnh người thầy quyền lực. Người thầy ở Việt Nam được xếp hàng sau "quân" (vua) và trước "phụ" (cha). Trong xã hội nông nghiệp, biết chữ và hiểu biết tri thức lý luận, trừu tượng là độc quyền của một nhóm rất nhỏ bao gồm quan lại-hoàng gia và trí thức (mà trí thức thời phong kiến ở Việt Nam hầu như cũng kiêm luôn là giáo viên). Như vậy là người thầy nắm luôn là quyền lực thực tế và quyền lực tri thức (gần như tất cả thầy thời đó đều đàn ông).

Mô hình xã hội như vậy kéo dài và để lại ảnh hưởng rất lớn.

Đến thời Pháp thuộc và sau này khi hệ thống trường học cận đại được thiết lập thì người thầy lại trở thành viên chức-công chức, là người thực thi quyền lực hành chính ở phạm vi nhất định trong trường học (xét duyệt học bạ, nhận xét hạnh kiểm...).

Lý luận và tư duy giáo dục coi trường học là nơi truyền đạt tri thức và người thầy là trung tâm, nguồn tri thức cũng tạo cho người thầy-tuy nghèo nhưng vẫn có quyền uy lớn.

Xã hội hiện đại ngày càng biến chuyển mạnh theo hướng dân chủ vì vậy mà nhận thức của một bộ phận dân chúng, sự đòi hỏi của thực tiễn đã va chạm mạnh với quán tính như trên.

Trường công là nơi duy trì rõ rệt nhất quán tính này.

Như trong cuốn "Đào tạo giáo viên hiệu quả" tiến sĩ Thomas Gordon đã chỉ ra chất lượng giáo dục phụ thuộc lớn vào mối quan hệ tốt đẹp hay không giữa thầy và trò. Mối quan hệ đó muốn tốt đẹp phải là mối quan hệ dân chủ (ít nhất là dân chủ trong lập trường và thái độ trước chân lý) và muốn cải tạo mối quan hệ đó, làm cho nó tốt đẹp hơn vì người thầy phải chủ động dẹp bỏ các hiểu lầm trong giao tiếp, biết chủ động lắng nghe và nhận thức đúng về vai trò, sứ mệnh của mình cũng như những vấn đề của học sinh.

Những người thầy ý thức sâu sắc về quán tính-di sản lịch sử nói trên và đòi hỏi của xã hội hiện đại chắc chắn sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc hàng ngày và thành công.

Nguyễn Quốc Vương
Bài về chủ đề Giáo dục:
Về đầu trang