Giải cứu đi!

Nữ thí sinh Hà Giang khóc như mưa trước cổng trường thi vì... ngủ quên đến muộn 15 phút. Coi như mất oan cả năm học. Thì cũng tại thành phố Hà Giang, nữ thí sinh “ngủ quên” khác lại được chú công an chạy đến tận nhà gọi dậy rước đến trường thi. Phía sau có cả xe đặc chủng hộ tống hụ còi dẹp đường. Hà Giang mùa thi nào cũng “lạ!”. Trong một câu chuyện đang gây chú ý mấy ngày qua. Là một trong 6 trí thức trẻ được thành phố chọn đưa đi Mỹ học thạc sĩ theo đề án đô thị thông minh, tốt nghiệp loại giỏi, chàng thạc sĩ 26 tuổi được phân công công việc... nhập liệu hồ sơ an toàn thực phẩm! Muốn bỏ ra ngoài làm cũng không được, vì phải làm “trả nợ” 3 năm cho nhà nước. Tiền nhà nước chi cho đi học thực ra chính là tiền dân, nhà nước xót không? Khi giao những việc chẳng học cũng làm được. Ai “giải cứu” cho bao nhiêu thanh niên giỏi giang như vậy đang bị “giam nhốt” mài mòn trong guồng máy này?! Ai sẽ “giải cứu” thí sinh khỏi những đề Văn cũ kỹ, trên nền những văn bản quá xơ mòn năm nào cũng đến hẹn lại lên?... “Giải cứu thí sinh Hà Giang ngủ quên” & “Sinh viên chạy Grab”.
“Giải cứu thí sinh Hà Giang ngủ quên” & “Sinh viên chạy Grab”.
“Giải cứu thí sinh Hà Giang ngủ quên” & “Sinh viên chạy Grab”.

Nữ thí sinh Hà Giang khóc như mưa trước cổng trường thi vì... ngủ quên đến muộn 15 phút. Coi như mất oan cả năm học. Thì cũng tại thành phố Hà Giang, nữ thí sinh “ngủ quên” khác lại được chú công an chạy đến tận nhà gọi dậy rước đến trường thi. Phía sau có cả xe đặc chủng hộ tống hụ còi dẹp đường. Hà Giang mùa thi nào cũng “lạ!”.

Chuyện đánh thức thí sinh phải kể rõ ra thế này. Số là sát giờ thi, giám thị phòng thi phát hiện còn thiếu một thí sinh. Gọi điện liên lạc với thí sinh, gia đình và cả cô giáo chủ nhiệm mãi không được, lãnh đạo điểm thi bèn nhờ công an ra tay. Thế là trực tiếp đồng chí phó công an phường sở tại lập tức phi xe máy lên đường “giải cứu” thí sinh, chạy theo sau là mô tô còi hụ. Đến nhà, phải lay gọi cháu nó mới hốt hoảng choàng dậy, hehe. Cũng vì đêm trước cháu thức ôn bài khuya quá, nên sáng ngủ quên dậy, dù đã đặt báo thức.

Cũng may nữ sinh Hà Giang được giải cứu chẳng phải là con “đồng chí” nào, không thì lại ồn lên. Thậm chí gia cảnh rất ngặt nghèo, bố chết, mẹ đi làm ăn xa... Nhưng đem so sự may mắn với những bạn cùng lứa, người ta nói dép guốc còn có số, cấm có sai. Như có cậu nam sinh ở Nghệ An vừa phải tìm đến Sở Giáo dục khóc mếu cầu cứu bởi cũng đến muộn mấy phút không được vào thi môn Văn. Trong khi, một thí sinh người Vân Kiều ở Đakrong (Quảng Trị) bị tình nguyện viên Tiếp sức mùa thi tìm vào tận trong núi “áp tải” chở vượt đèo vượt suối kịp đến phòng thi. Khi cậu chàng đang còn mải đi tìm... con bò bị lạc của gia đình!

Xót xa trước áp lực khủng khiếp của kỳ thi lên học trò và xã hội. Cảm động với những cuộc “giải cứu” thí sinh hy hữu có lẽ chỉ có ở Việt Nam.

Nhưng ai trong chúng ta xót cho chàng thạc sĩ loại giỏi ở Mỹ về đang nhận đồng lương 2,8 triệu đồng, phải chạy thêm xe ôm mới đủ cái ăn, giữa đô thị lớn nhất nước là Sài Gòn?

Trong một câu chuyện đang gây chú ý mấy ngày qua. Là một trong 6 trí thức trẻ được thành phố chọn đưa đi Mỹ học thạc sĩ theo đề án đô thị thông minh, tốt nghiệp loại giỏi, chàng thạc sĩ 26 tuổi được phân công công việc... nhập liệu hồ sơ an toàn thực phẩm! Muốn bỏ ra ngoài làm cũng không được, vì phải làm “trả nợ” 3 năm cho nhà nước.

Tiền nhà nước chi cho đi học thực ra chính là tiền dân, nhà nước xót không? Khi giao những việc chẳng học cũng làm được. Ai “giải cứu” cho bao nhiêu thanh niên giỏi giang như vậy đang bị “giam nhốt” mài mòn trong guồng máy này?!

Ai sẽ “giải cứu” thí sinh khỏi những đề Văn cũ kỹ, trên nền những văn bản quá xơ mòn năm nào cũng đến hẹn lại lên? Để ai nấy không phải trầm trồ về cái đề văn với bài văn đạt 150/150 điểm kỳ thi vào đại học năm nay ở tận bên Trung Quốc.

À, bài văn ấy có tên “Củ cải nấu lên vẫn là củ cải, củ cải nướng thịt thì đã khác”.

Giải cứu đi!

Trần Tuấn
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
Về đầu trang