Sri Lanka

Thấy Bộ GTVT và một bộ phận trong chính phủ hào hứng với BRI của Trung Quốc đầu tư PPP vào Việt Nam quá, thôi kể nghe mấy chuyện về BRI, PPP ở Sri Lanka. Cũng có nhiều báo đảng viết rồi nhưng lúc này nhắc lại thiết nghĩ không thừa.

Từ 2013-2018, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 390 tỷ đô vào các nước tham gia BRI, trong đó cơ cấu vốn là 90 tỷ đô là tiền đầu tư từ các công ty Trung Quốc, các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc cho vay 300 tỷ vào các dự án của các quốc gia tham gia BRI.
Bắc Kinh đã ký được hợp đồng thuê cảng biển Hambantota của Sri Lanka trong 99 năm. Đây là một điều kiện trong thỏa thuận giảm nợ cho Sri Lanka, khi mà người ta đang nhắc đến Trung Quốc với một khái niệm mới: Chủ nghĩa đế quốc chủ nợ, sau khi Trung Quốc mua dần các cảng biển chiến lược ở Piraeus (Hy Lạp), Darwin (Úc) và Djibouti (châu Phi).
Thấy Bộ GTVT và một bộ phận trong chính phủ hào hứng với BRI của Trung Quốc đầu tư PPP vào Việt Nam quá, thôi kể nghe mấy chuyện về BRI, PPP ở Sri Lanka. Cũng có nhiều báo đảng viết rồi nhưng lúc này nhắc lại thiết nghĩ không thừa.

Từ 2013-2018, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 390 tỷ đô vào các nước tham gia BRI, trong đó cơ cấu vốn là 90 tỷ đô là tiền đầu tư từ các công ty Trung Quốc, các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc cho vay 300 tỷ vào các dự án của các quốc gia tham gia BRI.

Sri Lanka có GDP khoảng 90 tỷ USD, trong đó nợ quốc gia 55 tỷ USD, cơ cấu nợ khoảng 61%. Về tỷ lệ nợ công quốc gia/GDP thì Việt Nam đang tương đương Sri Lanka. Trong nợ công của Sri Lanka thì Trung Quốc chiếm 10%.

Trong tiền nợ tầm gần 6 tỷ USD trên, Trung Quốc từng xúi nước này xây dựng một sân bay quốc tế. Hiện nay sân bay đã ko tiếp nhận máy bay thương mại vì vắng khách. Điều đáng chú ý là trước khi xúi Sri Lanka vay tiền xây sân bay, Trung Quốc biết rõ là sân bay sẽ không có khách và phải bỏ không thể khai thác kinh tế từ đó.

Sau cái sân bay bỏ hoang, Trung Quốc lại tiếp tục cho vay một sân vận động thi đấu Criket. Sân vận động này có số chỗ ngồi hơn cả dân số nơi thị trấn xung quanh. Thế là cũng phải bỏ hoang.

Bên cạnh đó là bến cảng Hambantota. Đến tháng 12/2017 vẫn không có nổi 1 chiếc tàu cập bến nên Sri Lanka đã phải giao cho Trung Quốc quyền sở hữu cảng và 60km2 đất xung quanh trong vòng 99 năm vì không có nguồn thu từ dự án để trả nợ vay làm dự án.

Tháng 5/2018 Sri Lanka đã phải vay 1 tỷ USD từ Ngân hàng phát triển Trung Quốc để thanh toán các khoản nợ tới hạn khác của nước này.

Tháng 3/2019, Sri Lanka phải vay 890 triệu USD của Trung Quốc để xây đường cao kết nối tỉnh Hambantota vì đã lỡ đầu tư vùng đặt bến cảng với khu vực Kandy ở miền Trung nước này. Thế là dự án bến cảng Hambantota thành cái “gân gà” của quốc gia.

Bắc Kinh đã ký được hợp đồng thuê cảng biển Hambantota của Sri Lanka trong 99 năm. Đây là một điều kiện trong thỏa thuận giảm nợ cho Sri Lanka, khi mà người ta đang nhắc đến Trung Quốc với một khái niệm mới: Chủ nghĩa đế quốc chủ nợ, sau khi Trung Quốc mua dần các cảng biển chiến lược ở Piraeus (Hy Lạp), Darwin (Úc) và Djibouti (châu Phi).
Bắc Kinh đã ký được hợp đồng thuê cảng biển Hambantota của Sri Lanka trong 99 năm. Đây là một điều kiện trong thỏa thuận giảm nợ cho Sri Lanka, khi mà người ta đang nhắc đến Trung Quốc với một khái niệm mới: Chủ nghĩa đế quốc chủ nợ, sau khi Trung Quốc mua dần các cảng biển chiến lược ở Piraeus (Hy Lạp), Darwin (Úc) và Djibouti (châu Phi).

Vị trí cảng Hambantota của Sri Lanca.
Vị trí cảng Hambantota của Sri Lanca.

Tất cả diễn biến về BRI của Trung Quốc tại Sri Lanka cho thấy Trung Quốc xúi nước này lâm nợ để siết đất đai là chính, sau đó biến nó thành căn cứ địa chính trị về quân sự. Trung Quốc biết rõ nước vay tiền không thể trả nợ và không cần thu hồi nợ. Biết rõ trước khi cho vay là dự án không thể sinh lời để trả nổi nợ.

Kinh tế Việt Nam đang khó khăn và sẽ còn khó khăn tiếp tục. Nếu tiếp tục vay BRI của Trung Quốc rồi không trả được nợ thì sẽ ra sao? Hay chúng ta nghĩ là Trung Quốc ngây thơ đến nỗi không biết Việt Nam đang và sẽ tiếp tục khó khăn.

Hay là Trung Quốc không cần thu nợ BRI ở Việt Nam mà lấy cái khác như Sri Lanka.

H.M.
Bài về chủ đề Cảnh báo:
Về đầu trang