“Tiền nhiều như quân Nguyên” – họ là ai? Sáu đức tính đặc trưng nhất…

Sarah Stanley Fallaw là nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ đã dành nhiều năm tìm hiểu và phỏng vấn 600 các vị triệu phú ở Mỹ. Tác giả rút ra sáu điều quan trọng nhất mà những người này luôn đề lên hàng đầu. Và điều số một là “hãy tiêu pha ít hơn số tiền mình kiếm được và có chút để dành”. Nhưng muốn làm được như vậy lại cần phải có sự tự tin mới xây dựng được thói quen cần kiệm. Phải tự tin về bản thân lắm mới không adua theo trào lưu đang thời thượng mà kiên trì theo đuổi chí hướng của mình. Điều này cũng đòi hỏi con người ta, nhất là thanh niên, phải có kỷ luật trong chi tiêu, và hơn thế nữa là phải học kỹ năng sử dụng đồng tiền. Qua những phân tích tâm lý thành phần tự lập nghiệp rồi trở nên giàu có ở diện rộng và đa dạng, tác giả nêu rằng “Người giàu ở đâu? Họ là những người quanh ta, ai cũng có thể làm giàu đấy. Nếu đó là người vững tin các bước đi họ đang đi là đúng. Nếu đó là người có những thói quen và nếp nghĩ phù hợp với sáu điều trên thì họ đã có đầy đủ tố chất để trở thành người thành công về kinh tế.”Kiên trì tập trung theo đuổi một tầm nhìn dài hạn là yếu tố tối cần thiết để có được sự thành công tiền bạc, nghiên cứu cho thấy như vậy.
Kiên trì tập trung theo đuổi một tầm nhìn dài hạn là yếu tố tối cần thiết để có được sự thành công tiền bạc, nghiên cứu cho thấy như vậy.
Kiên trì tập trung theo đuổi một tầm nhìn dài hạn là yếu tố tối cần thiết để có được sự thành công tiền bạc, nghiên cứu cho thấy như vậy.

1. Cần kiệm: Quả là may mắn cho ai có đức tính cần kiệm, biết tiết chế chi tiêu, và giữ kỷ luật về mức chi khi đi mua sắm. Người mình có câu “buôn tầu buôn bè, chẳng bằng ăn dè hà tiện”. Còn ông cụ rất giàu người Mỹ thì khuyên “mua cái xắc tay 10 đô thôi, mà trong xắc có 290 đô sẽ làm người ta cư xử đàng hoàng hơn là mua cái xắc tay 300 đô làm dáng rồi để đầu óc lo lắng vì trong túi không có tiền”!

2. Lòng tự tin: muốn có điều ấy thì lại phải biết cách quản lý đồng tiền, có kiến thức về kinh tế gia đình, cái gì phải chi, cái gì có thể tối giản, và cái gì có thể cho vào mục “đầu tư” lâu dài.

3. Tinh thần trách nhiệm: phải hiểu chính mình là người được hưởng thành quả nếu thành công, hoặc phải chịu hậu quả nếu xảy ra lỗ lã, rồi đứng vững trên trách nhiệm của mình để làm lại, không đổ cho “mất mùa là tại thiên tai” hoặc hàng xóm nó khá vì nó có số giàu!

4. Đặt ra mục tiêu về tương lai kinh tế cho mình và gia đình: Thấy rõ trong tâm trí hình ảnh ngôi nhà hoặc miếng đất, hoặc căn hộ muốn mua, lấy đó làm động lực cho các quyết định tiền bạc hàng ngày.

5. Tập trung suy nghĩ và hành động vào các việc phải làm để hướng tới mục tiêu không hề xao lãng.

6. Không quan tâm đến dư luận đối với mình rằng nó thế nọ thế kia, rằng cái áo hôm nọ nó mặc rồi mà giờ lại mặc lại! Không theo áp lực phải sắm sanh vì phải có cái ảnh màu áo mới trên Facebook!

Sarah Stanley Fallaw là nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ đã dành nhiều năm tìm hiểu và phỏng vấn 600 các vị triệu phú ở Mỹ. Tác giả rút ra sáu điều quan trọng nhất mà những người này luôn đề lên hàng đầu. Và điều số một là “hãy tiêu pha ít hơn số tiền mình kiếm được và có chút để dành”.

Nhưng muốn làm được như vậy lại cần phải có sự tự tin mới xây dựng được thói quen cần kiệm. Phải tự tin về bản thân lắm mới không adua theo trào lưu đang thời thượng mà kiên trì theo đuổi chí hướng của mình. Điều này cũng đòi hỏi con người ta, nhất là thanh niên, phải có kỷ luật trong chi tiêu, và hơn thế nữa là phải học kỹ năng sử dụng đồng tiền.

Qua những phân tích tâm lý thành phần tự lập nghiệp rồi trở nên giàu có ở diện rộng và đa dạng, tác giả nêu rằng “Người giàu ở đâu? Họ là những người quanh ta, ai cũng có thể làm giàu đấy. Nếu đó là người vững tin các bước đi họ đang đi là đúng. Nếu đó là người có những thói quen và nếp nghĩ phù hợp với sáu điều trên thì họ đã có đầy đủ tố chất để trở thành người thành công về kinh tế.”

Kim Chi lược dịch (theo Sydney Morning Herald ngày 22/1/2019).
Bài về chủ đề Nhân tâm-Lý tưởng:
Về đầu trang