“Phản xạ dân chủ”

Dân tộc chúng ta đã sống thời gian rất dài trong bầu khí văn hóa Nho giáo (mà lại là thứ Nho giáo bị xuyên tạc) đề cao “Thiên tử”, vận mạng quốc gia tùy vào việc có được đấng minh quân, minh chúa hay không. Đánh đuổi được quân nhà Minh, giành lại độc lập, nhà Hậu Lê (hỡi ôi) sau đó lại bê nguyên mô hình chính trị Nho giáo (Tống Nho, Nho thời nhà Tống thì phải) về tổ chức triều đình. Từ đó về sau bao nhiêu anh hùng hào kiệt đã ngã xuống, tưởng là hy sinh cho quê hương cho đồng bào nhưng dè đâu lại chết cho “triều” này hay “triều” khác, “nhà” nọ hay “nhà” kia!

Dân tộc chúng ta đã sống thời gian rất dài trong bầu khí văn hóa Nho giáo (mà lại là thứ Nho giáo bị xuyên tạc) đề cao “Thiên tử”, vận mạng quốc gia tùy vào việc có được đấng minh quân, minh chúa hay không.

Đánh đuổi được quân nhà Minh, giành lại độc lập, nhà Hậu Lê (hỡi ôi) sau đó lại bê nguyên mô hình chính trị Nho giáo (Tống Nho, Nho thời nhà Tống thì phải) về tổ chức triều đình. Từ đó về sau bao nhiêu anh hùng hào kiệt đã ngã xuống, tưởng là hy sinh cho quê hương cho đồng bào nhưng dè đâu lại chết cho “triều” này hay “triều” khác, “nhà” nọ hay “nhà” kia!

Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, thời Tây Sơn với nhà Nguyễn, người Việt chém giết nhau cật lực nhân danh hai chữ trung hiếu, nhưng than ôi, là trung với “phe” mình, vớ́i “vua” mình hay “chúa” mình!

Rồi sau thế kỷ thực dân Pháp, Việt Nam vẫn chưa hưởng được sự hòa bình, độc lập và thống nhất đủ dài để mà học bài học dân chủ như nhiều nước khác có cơ may. Thời “nội chiến Quốc-Cộng”, không chỉ miền Bắc mà cả miền Nam nữa, cái quan niệm cần có đấng minh quân, đấng lãnh tụ quang vinh lèo lái vận mệnh dân tộc... lại có dịp trở về chi phối chúng ta.

Ở miền Bắc thì cứ nghe mãi điệp khúc “nhờ ơn Bác, Đảng”; ở miền Nam tuy đỡ hơn nhiều, nhưng vì là thời chiến, cũng chưa đủ thời gian để xây dựng được một ý thức dân chủ vững chắc. Chúng ta lại cật lực bắn giết nhau, tưởng rằng vì dân vì nước, nhưng than ôi biết đâu lại chỉ vì nhân danh chủ nghĩa này chủ nghĩa nọ!

Sinh ra và lớn lên trong bầu khí đó, thực dễ hiểu là đa phần dân ta vẫn chưa có được cái “phản xạ dân chủ” trong phán đoán của mình về chính trị. Tôi nghĩ điều đó giải thích vì sao ngay cả những người miền Nam đã ra “chạy” được ra hải ngoại sống thời gian dài vẫn còn cái óc tôn thờ lãnh tụ. Ví dụ họ nghĩ nước Mỹ thịnh hay suy là do Dân Chủ hay Cộng Hòa, do ông tổng thống này hay bà tổng thống nọ. Thực ra nước Mỹ hay các nước dân chủ phương Tây họ rất khác.

Bây giờ thì nước non có lẽ đã đến tận cùng suy đồi. Không những chính trị nát bét mà cả kinh tế, văn hóa, đạo lý (tâm linh nữa chăng?) đã rệu rã tan hoang như đoàn người mất hồn lạc hướng.

Tôi e là cứu được Việt Nam, không phải là lãnh tụ anh minh sáng lòa rực rỡ nào đâu, (càng không phải ông bà lãnh tụ anh minh của nước nào ở tuốt mãi đâu đâu bên trời Tây trời Mỹ, bởi họ đâu có bổn phận và cũng chả có thời giờ và khả năng để ra tay tế độ cho cái nước Việt nhỏ bé này).

Chỉ có sự thức tỉnh của toàn dân, ít nhất của phần đông đáng kể nào đó trong hơn 90 triệu dân Việt ta - tất cả mọi sắc tộc chứ không chỉ riêng “người Kinh” - thì may ra mới đưa được đất nước ra khỏi vực thẳm diệt vong.

Có lẽ chúng ta cần tập cho mình và cho nhau cái “phản xạ dân chủ” ngay trong suy nghĩ và lời lẽ của mình. Dân, chính người dân và từng người dân, là vi quý.

Chính từng người dân Việt cụ thể này đây, dù là nữ hay nam, già hay trẻ, dù là Chăm hay Thượng hay H’mong, là “vi quý”, là có quyền, là bình đẳng, là xứng đáng được lắng nghe được tôn trọng được nhìn nhận vượt qua những khác biệt.

Từng người dân phải được xem là “quý” đã, tìm cách hợp đoàn cộng tác với nhau đã, rồi mới đến Xã tắc là “thứ chi”.

Còn các thứ quân vương đảng phái lãnh tụ thiên tử con giời này nọ, “vi khinh” mịa nó đi cho rùi!

Gió
Về đầu trang