Số phận kỳ lạ của viên kim cương trên vương miện nữ hoàng Elizabeth ll

0
Ngay sau cái chết của nữ hoàng Elizabeth ll, các trang mạng xã hội ở Ấn Độ, lại một lần nữa, đã tràn ngập những yêu sách phẫn nộ đòi hoàng gia Anh quốc phải trả lại viên kim cương quý giá này, nó đã trở thành biểu tượng của cho sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh trong lịch sử gần 200 năm với người Ấn. Lịch sử của viên kim cương vô giá này đã bị đế quốc Anh, nói trắng ra là, ăn cướp của Ấn Độ vào năm 1849, trong thời kỳ Anh đô hộ Ấn. NGUỒN: https://fb.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0A3Z3hYK6sSasbg7hk75hVxUQbdqSooVvtQNJTGRF54sTqbmtff1JHWRw6rtvx6Yvl&id=100007849697044
Hàng tỷ người trên khắp thế giới đang xúc động theo dõi các nghi thức tang lễ hoàng cung vô cùng long trọng dành cho nữ hoàng Anh Elizabeth ll tại cung điện Buckingham.

Phủ trên chiếc quan tài, đặt trong điện Buckingham, của nữ hoàng Elizabeth ll là lá cờ được mang tên the Royal Standard thể hiện cho quyền lực tối cao và Vương Quốc Anh.

Đặt trên lá cờ màu sắc với các hình thù tượng trưng đó là chiếc vương miện của nữ hoàng.

Gắn trên đỉnh của chiếc vương miện quyền lực nạm đầy kim cương là một viên kim cương lớn và cực quý hiếm có một không hai trên hành tinh, nó được mang tên là Kohinoor, với một lịch sử đẫm máu.

Ngay sau cái chết của nữ hoàng Elizabeth ll, các trang mạng xã hội ở Ấn Độ, lại một lần nữa, đã tràn ngập những yêu sách phẫn nộ đòi hoàng gia Anh quốc phải trả lại viên kim cương quý giá này, nó đã trở thành biểu tượng của cho sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh trong lịch sử gần 200 năm với người Ấn.


Lịch sử của viên kim cương vô giá này đã bị đế quốc Anh, nói trắng ra là, ăn cướp của Ấn Độ vào năm 1849, trong thời kỳ Anh đô hộ Ấn.

Tên của viên kim cương Kohinoor có nghĩa là Núi Ánh Sáng, khởi đầu nó lớn tới 186 carats, được tìm thấy ở miền nam Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 13.

Viên kim cương này, lịch sử của nó đã qua tay vài triều đại, bắt đầu từ đế chế Mughals trong thế kỷ 16, rồi qua tay các vua chúa vùng Trung Á, rồi đến tay người Afghan trước khi vua Sikh, Ranjit Singh, giành được vào năm 1813.

Người con trai thừa kế ngôi vua Ranjit Singh là Duleep Singh đã được trao giữ viên kim cương cho tới khi người Anh vào vùng Punjab vào năm 1849, lúc bấy giờ ông vua trẻ này mới 11 tuổi, dưới sức ép, đã phải ký Hiệp Ước Lahore nhượng bộ với thực dân Anh, trong các điều khoản hiệp ước này có cả việc phải dâng viên kim cương Kohinoor cho nữ hoàng Anh.

Viên kim cương này sau đó đã được chuyển về Anh, và lần đầu xuất hiện trước công chúng trong một cuộc truyển lãm lớn năm 1851, nhưng vào thời điểm đó không mấy người quan tâm tới.

Việc đòi hỏi Anh quốc phải trả lại viên đá Kohinoor không phải bây giờ mới xảy ra, không chỉ Ấn Độ lên tiếng đòi, do lịch sử địa lý phức tạp đã thay đổi qua thời gian, cả Pakistan, Afghan và Iran cũng nhận của mình và nhiều lần yêu cầu Anh quốc phải trả lại cho họ.

Chính quyền Anh đã bác bỏ việc ăn cướp viên đá quý này, và đã cương quyết từ chối trả lại nó cho Ấn Độ.

Thực dân Anh đã cướp của Ấn Độ trị giá khoảng $45 ngàn tỷ đô La và gây ra sự chết chóc cho 1,8 tỷ người Ấn trong suốt thời kỳ 190 năm xâm lược và đô hộ (1757-1947).

Các chuyên gia về hoàng gia Anh dự đoán rằng chiếc vương miện của nữ hoàng gắn viên kim cương có lịch sử đẫm máu này sẽ được King Charles lll trao cho bà hoàng hậu nết na xinh đẹp Camilla.

Nguồn Tiếng Anh: NBC News
Nguồn Tiếng Việt: Pham Terry The

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang