"Muốn biết một người khi còn sống như thế nào thì hãy nhìn..."

0
Muốn biết một người khi còn sống như thế nào thì hãy nhìn cách mà những người xung quanh đối xử với người đó sau khi qua đời. Vì vậy không có gì khó hiểu khi thiền sư Thích Nhất Hạnh (TNH) qua đời trong cộng đồng lại xảy xung đột lớn như vậy. Source: https://fb.com/groups/778019953000802/permalink/1114306822705445

Muốn biết một người khi còn sống như thế nào thì hãy nhìn cách mà những người xung quanh đối xử với người đó sau khi qua đời. Vì vậy không có gì khó hiểu khi thiền sư Thích Nhất Hạnh (TNH) qua đời trong cộng đồng lại xảy xung đột lớn như vậy.

TNH vừa là một lãnh tụ tôn giáo vừa là một người làm chính trị. Với những hoạt động tôn giáo, ông đã làm được điều mà chưa từng có nhà sư Việt Nam nào làm được. Ông đã truyền bá và quảng bá tư tưởng và tinh thần Phật Giáo đến với phương Tây và ra toàn thế giới. Ông kêu gọi thế giới ngừng chiến, ông đấu tranh cho hoà bình. Gia sản của ông để lại cho hậu thế là hơn 100 đầu sách, trong đó có hơn một nửa là viết bằng tiếng Anh. Ông hướng dẫn người ta sống tỉnh thức và thực hành chánh niệm, không nuối tiếc quá khứ, không lo lắng về tương lai, chỉ chú tâm vào hiện tại, ý thức sâu sắc về việc mình đang làm để sống. Và thế là một phần thế giới bên ngoài Việt Nam tôn vinh ông. Về mặt này có thể nói ông đã làm rạng danh cho Việt Nam. Những người tu tập theo ông, những người nhìn nhận mặt này của ông sẽ kính trọng, ngưỡng mộ, yêu quý ông và họ thương tiếc ông khi ông qua đời.

Với những hoạt động chính trị xã hội thì ông đã khiến cho nhiều người căm ghét ông ngay cả khi ông còn sống và đồng loạt phán xét ông khi ông qua đời. Thời VNCH ông sáng lập nên tinh thần Phật Giáo dấn thân, phụng sự xã hội. Ông tổ chức biểu tình, thuyết pháp phản chiến, ông là một người thiên tả và cũng không có gì quá đáng khi nói ông thân Cộng. Ông yêu cầu người Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam nhưng lại không đòi hỏi LX và TQ ngừng viện trợ và giúp đỡ Bắc Việt. Ông lên án Mỹ oanh kích Bến Tre nhưng không nói gì đến Mậu Thân Huế. Ông tổ chức và tham gia biểu tình để lên án chế độ VNCH bóp nghẹt quyền tự do tôn giáo. Ông đi khắp thế giới để kêu gọi Mỹ rút quân... Ông phản chiến để cho Việt Nam được hoà bình, cho đồng bào ông được sống yên bình hạnh phúc. Ông phản chiến vì dân vì nước điều này rất đáng trân trọng. Thế nhưng khi đã có hoà bình thì đồng bào ông còn sống khốn khổ khốn nạn hơn lúc có chiến tranh vậy sao ông không tiếp tục dấn thân và phụng sự xã hội? Một cái thỉnh nguyện thư đòi nhân quyền, một cái bản kiến nghị 7 yêu cầu cho tự do tôn giáo gửi đi trong lặng lẽ. Lặng lẽ đến nỗi gần như là đồng bào ông không ai biết thì sao gọi là "dấn thân phụng sự xã hội" được? Sau 75 ông càng nổi tiếng hơn, được phương Tây tôn vinh hơn sao ông không mạnh mẽ thuyết pháp tổ chức biểu tình để đòi nhân quyền, đòi tự do tôn giáo cho đồng bào ông như xưa đã từng làm?

Không ai có quyền đòi hỏi một nhà sư phải chịu trách nhiệm cho vận mệnh quốc gia nhưng người ta đòi hỏi một thái độ công bằng và tinh thần trách nhiệm của một lãnh tụ tôn giáo, một nhà hoạt động xã hội, một nhân vật lịch sử lớn với 2 chế độ mà ông trải qua.

TNH suy cho cùng cũng chỉ là một con người, có việc làm tốt, có việc làm chưa tốt hoặc sai, vì vậy có kẻ yêu người ghét cũng là lẽ thường. Có điều người yêu ông thì mù quáng phủ nhận cái sai của ông, kẻ ghét ông thì độc địa và phủ nhận cái tốt của ông cho nên mới xảy ra xung đột lớn.

Mình trung dung, không thích ông, nhưng cũng không ghét ông. Mình không định viết bài nhưng thấy nhiều người quá mỏng manh than khóc khi thấy dân tộc này chia rẽ nên mình "nhiều chuyện" chút. Mình không định tham gia cuộc chiến nhưng có nhiều "con bò" nó cứ nhè mình nó húc nên mình bèn sân si. Mình không có tu nên mình được quyền sân si, mấy bạn theo thầy tu tập thì đừng nên sân si lại với mình nghen. Mãi yêu.

Phan Khắc Uyên Linh

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang