Không gì đáng sợ hơn con người

0
Vụ việc em bé gái bị tử vong với nhiều vết thương trên người và kẻ tình nghi là dì ghẻ đang làm cho dư luận rung động. Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy hoàn cảnh gia đình của bé toàn người có học thức cao, có nghề nghiệp và có vẻ giàu có. Đúng là nhìn trên phương diện rộng như cộng đồng hay xã hội, giáo dục, học vấn có khả năng giảm tỷ lệ phạm tội và giữ trong xã hội trong một trạng thái hòa bình. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng khi nhìn vào các trường hợp cụ thể.
Source: https://fb.com/permalink.php?story_fbid=1546897199022349&id=100011062518050
V(caps)ụ việc em bé gái bị tử vong với nhiều vết thương trên người và kẻ tình nghi là dì ghẻ đang làm cho dư luận rung động. Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy hoàn cảnh gia đình của bé toàn người có học thức cao, có nghề nghiệp và có vẻ giàu có.

Đúng là nhìn trên phương diện rộng như cộng đồng hay xã hội, giáo dục, học vấn có khả năng giảm tỷ lệ phạm tội và giữ trong xã hội trong một trạng thái hòa bình. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng khi nhìn vào các trường hợp cụ thể.

Trong rất nhiều trường hợp bằng cấp, học thức không đi kèm với đạo đức hay khả năng hành xử hợp lý trong cuộc sống. Đơn giản vì còn nhiều yếu tố có liên quan như niềm tin tôn giáo, sức khỏe tâm lý và khả năng kiểm soát, chế ngự cảm xúc, hành vi. Rất nhiều người có học, thông minh, có địa vị nhưng khả năng kiểm soát hành vi và cảm xúc cực kém.

Những vết bầm lớn được xác định xuất hiện trên cơ thể bé gái 8 tuổi khi nhập viện - Ảnh: A.X. (Tuổi Trẻ)

Hơn nữa, hôn nhân và đời sống gia đình luôn là một thử thách lớn với cả các vĩ nhân. Kết hôn và đời sống hôn nhân đem lại cho cá nhân một rủi ro rất lớn. Họ rất có thể là nạn nhân và kéo theo những đứa trẻ cũng là nạn nhân. Trong trường hợp đó người lớn đồng thời thời là "thủ phạm" đem lại bất hạnh cho trẻ em, vốn tự mình quyết định được số phận ngay từ sự khởi đầu. Không có ai là ngoại lệ kể cả các vĩ nhân, thiên tài. Nhiều vĩ nhân, thiên tài hoàn toàn thất bại trong đời sống hôn nhân.

Có lẽ vì thế mà khi được ai đó mời dự đám cưới hay báo tin kết hôn, chúng ta thường nói "Chúc mừng hạnh phúc", "chúc trăm năm hạnh phúc". Điều này ám chỉ rằng "hạnh phúc" từ hôn nhân là thứ không hề... dễ dàng.

Khi dịch cuốn "Căn bệnh giáo dục", tôi giật mình khi thấy tác giả Yoshida đưa ra một số liệu cho biết số liệu thống kê ở Nhật cho thấy gần 50% các vụ trọng án giết người, gây thương tích có thủ phạm là người thân trong gia đình chứ không phải là "người lạ mặt". Trong khi người ta thường chỉ nhắc nhau cảnh giác và tránh xa "kẻ lạ mặt". Ở Việt Nam nếu có số liệu thống kê chắc hẳn con số cũng rất đáng chú ý.

Gia đình là nơi làm cho con người cảm nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống, có được các trải nghiệm hạnh phúc nhưng cũng chính nơi đó làm cho người ta đau khổ nhất và gây ra nhiều bi kịch nhất. Khi có gia đình, cá nhân đối diện với sự khổ đau lớn hơn nhiều so với khi sống một mình. Nhưng nhân loại sẽ thế nào nếu tất cả đều từ chối tình yêu nam nữ và hôn nhân? Không ai dám đưa ra câu trả lời chắc chắn.

Khi đọc thông tin về vụ việc, tự nhiên tôi nhớ đến lời của một nhà văn nào đó đã viết đại ý rằng ta không sợ những kẻ dã man và man rợ giết người mà điều ta sợ là những kẻ giết người đó cũng nghe nhạc Chopin, xem tranh Van-gốc, chơi đàn piano và biết hôn người yêu hệt như chúng ta.

Đấy là cái đáng sợ của con người.

Nguyễn Quốc Vương

Bài về chủ đề Đau lòng:

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang