Về một nụ cười

Hôm qua, 15-7, hàng ngàn, hàng vạn người Việt Nam đã bật khóc, vỡ òa vì xúc động và hạnh phúc. Đó là khi GS- BS Trần Đông A rời phòng mổ và hồ hởi nhận định: "Ca mổ tách hai bé rất khả quan". Ông cũng khẳng định: "Đến lúc này thì mọi diễn tiến ca mổ đã diễn ra theo như dự tính... Ca phẫu thuật hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nền y tế Việt Nam về tách dính trẻ song sinh dính liền". Source: fb.com/NguoiCuaGiangHo04/posts/10214074480656101

H(caps)ôm qua, 15-7, hàng ngàn, hàng vạn người Việt Nam đã bật khóc, vỡ òa vì xúc động và hạnh phúc. Đó là khi GS- BS Trần Đông A rời phòng mổ và hồ hởi nhận định: "Ca mổ tách hai bé rất khả quan". Ông cũng khẳng định: "Đến lúc này thì mọi diễn tiến ca mổ đã diễn ra theo như dự tính... Ca phẫu thuật hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nền y tế Việt Nam về tách dính trẻ song sinh dính liền".

Sẽ không ai hoài nghi điều đó. Bởi lẽ GS Trần Đông A là một trong 9 bác sĩ chuyên gia được mời tham vấn cho kíp mổ, túc trực bên hai bệnh nhi suốt 13h liền từ khi hai cháu được gây mê cho đến khi ca mổ hoàn tất. Cũng chính ông, vào năm 1988, đã giữ vai trò điều phối, chỉ huy, phẫu thuật viên chính ca mổ tách cặp song sinh dính liền Nguyễn Việt - Nguyễn Đức thành công vang dội. Đó là ca mổ tách dính thứ 7 trên toàn thế giới và là ca đầu tiên ở Việt Nam.

Hai ca mổ lịch sử cách nhau 32 năm, nhưng khá giống nhau về đặc điểm: đều là cặp song sinh dính nhau dạng Isochio - Pagus, dính liền bụng và vùng chậu, hiếm gặp, chỉ chiếm 6% trong số các ca dính liền trên toàn thế giới. Bác sĩ Trần Đông A là người đi tiên phong. Cùng với 62 bác sĩ cộng sự, ông đã thành công. Ca mổ tách dính Việt - Đức được ghi vào vào sách kỷ lục Guinness Thế giới vào năm 1991. Bây giờ, thế hệ bác sĩ học trò ông do TSBS Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố làm Trưởng kíp, với sự tham gia của đội ngũ gần 100 y bác sĩ đã đưa trình độ mổ tách dính của y khoa Việt Nam lên một tầm cao mới.

Trang wikipedia nhận đính về GSBS Trần Đông A rất chính xác: "Trên mọi phương diện, ông là một tấm gương lớn về y đức, về tài năng và nỗ lực không ngừng vượt lên "cái bóng của chính mình".

Ông sinh năm 1941, quê gốc Nam Định, theo gia đình di cư vào Nam vào năm 1954. Thuở nhỏ, ông học rất giỏi, vượt lớp, lấy bằng tú tài II trước bạn bè cùng khóa 1 năm (1958). Lấy xong chứng chỉ PCB ( Lý - Hóa - Sinh) của Đại học Khoa học Sài Gòn, ông theo học Đại học Y khoa Sài Gòn theo diện tình nguyện để trở thành bác sĩ quân y.

Ra trường, đóng lon trung úy, ông phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa, từng tham gia Trận Làng Vây và Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh. Là một bác sĩ phẫu thuật giỏi, dũng cảm, ông thường xuyên phải thực hiện các ca mổ ngay tại chiến trường, từng được thưởng 5 anh dũng bội tinh, một huy chương của Sư đoàn Không kỵ Hoa Kỳ. Ông cũng từng được gửi đi tu nghiệp phẫu thuật tại Texas để nâng cao tay nghề.

Năm 1975, ông là Thiếu tá, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân y, Sư đoàn Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Với vị trí này, ông phải chịu 2 năm "học tập cải tạo" tại trại Suối Máu (Đồng Nai), dù đời ông, việc ông làm tất cả chỉ là cứu người, không liên quan gì đến chiến tranh hay chính trị.

Những khó khăn, thay đổi, kể cả biến động lịch sử cũng chỉ có thể trì hoãn chứ không thể ngăn cản hay tước bỏ được thành công của người thầy thuốc tài ba. Phần đời sau của ông là chuỗi 43 năm cống hiến với vai trò Bác sĩ Nhi khoa. Ông trở thành một GS BS tên tuổi vang khắp thế giới. Ông vể hưu khi đang là Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP Hồ Chí Minh. Ông cũng từng là Đại biểu Quốc hội 2 khóa XI và XII. Viên sĩ quan mũ nồi đỏ nhiều anh dũng bội tinh của chế độ trước lại tiếp tục được gắn thêm nhiều huân, huy chương và sự ghi nhận công lao ở chế độ sau. Ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động...

BS Trần Đông A là minh chứng sống của một định đề: bất chấp mọi sự níu kéo, cản trở hay hủy hoại của lịch sử, những con người giàu tài năng chuyên môn và luôn sục sôi tâm huyết cứu người, giúp đời sẽ luôn luôn tìm được thành công cùng sự kính trọng. Đương nhiên, vì họ tận hiến cho cuộc đời nên chế độ nào cũng cần đến họ. Thành công của họ không lệ thuộc vào thể chế.

Thắng chính mình là Anh, vượt lên muôn người (siêu quần) chính là Hùng. Chỉ những người cả đời tận hiến, sống kiêu hùng trai trẻ, mới có thể sở hữu một nụ cười hồn nhiên trẻ thơ, kể cả khi tuổi đã sắp sang bát thập.

Với tôi, GSBS Trần Đông A là một con người như thế!

Nguyễn Lam Hồng


👀 Ông Võ Văn Kiệt vượt lằn ranh đỏ đưa BS Trần Đông A từ trại giam về Bv Nhi Đồng 2


GSBS Trần Đông A trước năm 75 ông là thiếu tá quân y tiểu đoàn biệt kích dù VNCH; sau 75 ông bị bắt đi cải tạo 2 năm. Cải tạo về, ông đi vượt biên và bị bắt giam...

Ông Võ Văn Kiệt lúc đó là bí thư thành ủy SG, đã tới thăm ông trong trại để mời gọi ông ở lại làm việc với lời hứa "sau 2 năm làm việc mà Bs thấy không ổn thì tôi sẽ tạo điều kiện giúp Bs đi bằng đường chính thức." Ngay sau đó Bs thiếu tá Trần Đông A nhận lời mời về Bv Nhi Đồng 2 và được mọi người tạo điều kiện để Bs tự do thực hiện chuyên môn của mình. Bs Trần Đông A đã mang hết tâm lực đêm ngày thăm khám và chữa cho các con nên Bs đã không còn có thời gian để nghĩ tới "ra đi". Cho tới lúc có ca mổ song sanh Việt & Đức, hai bác sỹ quân y VNCH làm trưởng - phó ca mổ, là Bs Trần Thành Trai đại úy quân y VNCH, và Bs Trần Đông A thiếu tá quân y VNCH là phó ca mổ. Ca mổ tách hai bé Việt - Đức thành công đã làm cho cả thế giới tôn vinh và ghi tên ông vào lịch sử ngành y thế giới. Sau này khi Đức lấy vợ Bs TĐA cũng tới chúc mừng em.

Ông tuy đã hưu, nhưng vẫn đêm ngày chắt chiu từng giây phút để âm thầm nghiên cứu chuyên môn trau rồi kiến thức cho thế hệ kế cận. Trước khi quyết định mổ tách Trúc Nhi và Diệu Nhi, ê kíp y bác sĩ ở bv Nhi Đồng 2 đã tới mời ông về làm cố vấn trưởng cho ca phẫu thuật tách hai bé; kết quả ca mổ đã thành công trọn vẹn.

Tổng hợp: Hoàng Long
Về đầu trang