Bên Thắng cuộc và Bên Thua cuộc đã có thể tử tế với nhau nhờ bộ luật này...

Người trong hình là Francis Lieber, một nhà văn và nhà giáo dục Mỹ gốc Đức nổi tiếng. Ông sinh năm 1798 và mất năm 1872. Ông chính là tác giả của Bộ luật Lieber trong Nội chiến Mỹ. Bộ luật cực kỳ quan trọng này đã giúp cho Bên Thắng cuộc và Bên Thua cuộc sau Nội chiến cư xử tử tế và văn minh trên tình người cùng một quốc gia, chung một dân tộc. Source: fb.com/anhthianna/posts/3073452459400917

Người trong hình là Francis Lieber, một nhà văn và nhà giáo dục Mỹ gốc Đức nổi tiếng. Ông sinh năm 1798 và mất năm 1872. Ông chính là tác giả của Bộ luật Lieber trong Nội chiến Mỹ. Bộ luật cực kỳ quan trọng này đã giúp cho Bên Thắng cuộc và Bên Thua cuộc sau Nội chiến cư xử tử tế và văn minh trên tình người cùng một quốc gia, chung một dân tộc.

Bộ Luật của ông được ban hành vào ngày 26/4/ 1863 bởi quân đội Liên bang miền Bắc dưới tên gọi Tổng Lệnh số 100 để hướng dẫn quy tắc ứng xử cho các binh lính và sĩ quan liên bang khi tiếp xúc với tù nhân và thường dân của Hợp bang miền Nam.

Vì sao Lieber làm vậy? Thứ nhất là vì ông là một học giả rất thông thạo Luật quốc tế, và rất am hiểu cả hai miền Nam- Bắc Mỹ dù theo phe miền Bắc. Ông từng sống nhiều năm và là giáo sư tại Đại học bang South Carolina, tiểu bang đầu tiên tại miền Nam đứng ra ly khai. Nhưng ông cũng sống tại Boston và sau đó là New York, nơi ông đã từng là giáo sư nhiều năm tại đại học đường Columbia, những nơi được coi là trung tâm của miền Bắc.

Nhưng thứ hai, quan trọng hơn, ông chính là người cha có ba con trai tham gia vào Nội chiến. Mà con trai đầu theo phe miền Nam và hai con trai còn lại theo phe miền Bắc. Con trai đầu của ông là Oscar Montgomery Lieber là một nhà địa chất , sau khi theo phe miền Nam đã bị quân đội miền Bắc giết chết khi đang làm nhiệm vụ. Con trai thứ 2 là Hamilton Lieber bị thương nặng khi là sĩ quan của miền Bắc đánh trận với miền Nam và di chứng của những vết thương này mãi mãi theo con trai ông tới chết. Những nỗi đau đớn trong lòng một người cha mất con, và sự phân rẽ của chính trị trong chính gia đình mình làm ông thấu hiểu hơn bao giờ hết những gì đã và đang xảy ra trong nội chiến Mỹ. Những bi kịch thảm khốc và đau đớn không bút nào tả nổi.

Bởi thế nên trong suốt thời gian Nội chiến, ông đã viết rất nhiều bài báo về việc đối xử với các binh sĩ và thường dân trong chiến tranh. Ông đã khuyên tướng Mỹ Henry Halleck, tham mưu trưởng của quân đội Liên bang miền Bắc, về cách đối xử với các chiến binh du kích bị phe liên bang bắt giữ. Và sau đó ông cùng 4 tướng của miền Bắc tuân mệnh từ Tổng thống Lincoln giúp soạn thảo Bộ luật mang tên ông để áp dụng cho việc ứng xử văn minh và nhân đạo với phe thua cuộc.

Trước ông trên thế giới chưa ai từng làm ra một bộ luật có giá trị như vậy. Do đó nó được nhiều quốc gia châu Âu sử dụng và có ảnh hưởng rõ rệt đối với Công ước Geneva (về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh).

Ông là một bộ óc vĩ đại của nhân loại đã dùng trí tuệ cứu được bao sinh mạng và giúp nước Mỹ mau chóng hòa hợp sau một cuộc chiến huynh đệ tương tàn.

Lịch sử mãi mãi ghi danh thơm của ông. Người dân mãi mãi biết ơn ông.

Nguyễn Thị Bích Hậu
Bài về chủ đề Chiến tranh-Quân sự:
Về đầu trang