Ngày nào con cũng đòi nghỉ học, tôi phải làm sao?

Con trai tôi theo học một trường mầm non công lập gần nhà. Một tháng gần đây, con đột nhiên đòi nghỉ học. Mỗi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy, con luôn viện đủ lý do để được ở nhà. Thậm chí, con tìm cách giả ốm để gây áp lực buộc mẹ cho nghỉ học. Bằng linh cảm của người mẹ, tôi nghĩ, con mình đang có vấn đề. Tâm sự nhỏ to, hỏi han đủ kiểu, con trai rụt rè kể chuyện trên lớp các bạn hay chọc ghẹo làm con khó chịu, chuyện con lúc nào cũng ăn chậm nhất lớp, chuyện có một cậu bạn con không thích nhưng suốt ngày ép con... cùng chơi khiến con cực kỳ áp lực, chuyện hai bạn thân của con tự dưng “nghỉ chơi” và quay sang thân với bạn khác làm con... sốc. Source: https://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/ngay-nao-con-cung-doi-nghi-hoc-toi-phai-lam-sao-172427/ Hoạt động ngoài trời sẽ khiến trẻ thích thú và ham đi học.
Con trai tôi theo học một trường mầm non công lập gần nhà. Một tháng gần đây, con đột nhiên cứ đòi nghỉ học. Mỗi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy, con luôn viện đủ lý do để được ở nhà.

Con trai tôi theo học một trường mầm non công lập gần nhà. Một tháng gần đây, con đột nhiên đòi nghỉ học. Mỗi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy, con luôn viện đủ lý do để được ở nhà. Thậm chí, con tìm cách giả ốm để gây áp lực buộc mẹ cho nghỉ học.

Bằng linh cảm của người mẹ, tôi nghĩ, con mình đang có vấn đề. Tâm sự nhỏ to, hỏi han đủ kiểu, con trai rụt rè kể chuyện trên lớp các bạn hay chọc ghẹo làm con khó chịu, chuyện con lúc nào cũng ăn chậm nhất lớp, chuyện có một cậu bạn con không thích nhưng suốt ngày ép con... cùng chơi khiến con cực kỳ áp lực, chuyện hai bạn thân của con tự dưng “nghỉ chơi” và quay sang thân với bạn khác làm con... sốc.

Tôi lờ mờ hiểu, với con - những chuyện nhỏ đó cứ tích tụ dần và đi học không còn vui nữa, nó trở thành một gánh nặng, một áp lực vô hình mà hằng ngày con cố “chịu đựng”, con muốn trốn tránh.

Tôi tức tốc nói chuyện với cô giáo, nhờ cô hỗ trợ giúp con vượt qua trạng thái tâm lý bất ổn này. Cô lắng nghe và hứa sẽ chú ý hơn tới con. Cả tuần sau đó, mỗi chiều tới đón con tôi đều dừng lại thật lâu hỏi han cô về tình hình của con. Câu trả lời tôi nhận được luôn là: “Không có gì đặc biệt, cháu bình thường”. Nhưng về nhà, điệp khúc “con không muốn đi học”, “cho con nghỉ học” vẫn tiếp diễn mỗi tối, mỗi sáng.

Hoạt động ngoài trời sẽ khiến trẻ thích thú và ham đi học.
Hoạt động ngoài trời sẽ khiến trẻ thích thú và ham đi học.

Nhưng... ai sẽ giúp con đây? Ai sẽ đồng hành cùng con đây? Chỉ một mình mẹ thôi chưa đủ, bởi những trục trặc tâm lý ấy con vấp phải khi đi học. Cô giáo của con - hình như cũng không có quá nhiều chuyên môn về tâm lý học để nhìn nhận tầm quan trọng của việc này, cô coi đó đơn thuần là sự “nhõng nhẽo” của trẻ.Tôi loay hoay không biết xử lý ra sao. Chuyển trường cho con? Tìm gặp bạn con nói chuyện? Nói chuyện với cha mẹ bạn của con? Hay... cho con nghỉ học?

Hơn ai hết, tôi biết, con cần hỗ trợ về tâm lý, tình cảm, quan trọng là giải quyết tận gốc những nguyên nhân khiến con gặp vấn đề bất ổn này. Có vậy, con mới thoải mái đến trường.

Thực sự, lúc này tôi mới thấy sự cần thiết phải có chuyên viên tâm lý trong trường học, ngay từ mầm non trở đi. Ở bất kỳ một bậc học nào, chắc hẳn không thiếu những học sinh như con trai tôi, không muốn tiếp tục đến trường hoặc gặp vô số vấn đề tâm lý khác.

Sự có mặt của chuyên viên tham vấn tâm lý, với những can thiệp chuyên khoa của người có chuyên môn sẽ giúp những vấn đề, bệnh lý về mặt tâm lý của trẻ không trở nên trầm trọng. Và thay vì cứ loay hoay, lo lắng cho con, những phụ huynh như tôi có địa chỉ để gõ cửa, bắt bệnh, trị bệnh kịp thời.

Câu chuyện về tư vấn tâm lý học đường không hề mới. Nó đã được nhắc đi nhắc lại tới mức “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nhưng, do cơ chế, do không đủ nhân lực có chuyên môn về tham vấn tâm lý, do thói quen không chịu chia sẻ những khó khăn liên quan đến tâm lý, tâm thần của người Việt... mà nơi thiếu vẫn hoàn thiếu, nơi có lại... méo mó như không.

Và học sinh, phụ huynh, thậm chí thầy cô khi gặp vấn đề tâm lý, vẫn loay hoay kiếm “phao cứu sinh” mà chẳng thấy.

Huệ Vân (theo Phụ nữ)
Bài về chủ đề Trẻ em:
Về đầu trang