Định hình quan hệ Mỹ-Trung trong phát biểu mới nhất của PTT Mike Pence

Sau bài phát biểu gây chấn động tại Viện Hudson đúng một năm trước, mới đây Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lại tiếp tục có một bài diễn văn quan trọng, mô tả rõ bản chất của mối quan hệ Mỹ – Trung trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực đàm phán thương mại để chấm dứt thương chiến. Trong khi bài phát biểu tại Hudson được xem như “tuyên bố chiến tranh lạnh với Trung Quốc”, thì phát biểu tại viện Woodrow Wilson lần này là khẳng định những giá trị Mỹ mà chính quyền Trump luôn bảo vệ, đồng thời “cập nhật” tầm nhìn về quan hệ Mỹ-Trung trong giai đoạn mới. Source: https://trithucvn.net/the-gioi/dinh-hinh-quan-he-my-trung-trong-phat-bieu-moi-nhat-cua-ptt-mike-pence.html Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu về quan hệ Mỹ-Trung tại Trung Tâm Woodrow Wilson hôm 24/10
Sau bài phát biểu gây chấn động tại Viện Hudson đúng một năm trước, mới đây Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lại tiếp tục có một bài diễn văn quan trọng, mô tả rõ bản chất của mối quan hệ Mỹ – Trung trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực đàm phán thương mại để chấm dứt thương chiến. Trong khi bài phát biểu tại Hudson được xem như “tuyên bố chiến tranh lạnh với Trung Quốc”, thì phát biểu tại viện Woodrow Wilson lần này là khẳng định những giá trị Mỹ mà chính quyền Trump luôn bảo vệ, đồng thời “cập nhật” tầm nhìn về quan hệ Mỹ-Trung trong giai đoạn mới.

Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu về quan hệ Mỹ-Trung tại Trung Tâm Woodrow Wilson hôm 24/10
➥ Tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu về quan hệ Mỹ-Trung tại Trung Tâm Woodrow Wilson hôm 24/10

Dưới đây là toàn bộ phát biểu của ông Pence hôm 24/10/2019: 

“Từ những ngày đầu tiên của chính quyền này, Tổng thống Trump đã quyết tâm xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc dựa trên nền tảng của sự thẳng thắn, công bằng và tôn trọng lẫn nhau, nhằm đạt được mục đích là, theo đúng lời của ông, một thế giới công lý và hòa bình hơn.

Vào đúng tháng này một năm trước, tôi đã nói về rất những chính sách của Bắc Kinh gây tổn thất nhiều nhất cho lợi ích và các giá trị của người Mỹ. Từ chính sách ngoại giao “bẫy nợ”, chủ nghĩa bành trướng quân sự, sự đàn áp người có tín ngưỡng, sự xây dựng nhà nước giám sát, và tất nhiên, tới kho vũ khí các chính sách của Trung Quốc mà tương phản với thương mại tự do, công bằng. Trong đó có thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ và trợ cấp công nghiệp.

Các chính quyền trước đã đến rồi đi, và tất cả đều hiểu rõ những hành động lạm dụng này của Trung Quốc. Nhưng không ai dám làm trái ý của giới lợi ích nhóm chính trị thâm căn cố đế tại Washington, những kẻ không chỉ cho phép Trung Quốc làm như vậy, mà còn thường được lợi từ nó.

Giới chính trị thâm căn không chỉ im lặng trước sự hung hăng về kinh tế và đàn áp nhân quyền của Trung Quốc, mà họ còn thường cho phép điều đó xảy ra. Khi mà mỗi năm qua đi, khi có thêm một nhà máy đóng cửa tại trung tâm của nước Mỹ, thêm một tòa nhà chọc trời mở cửa ở Bắc Kinh, người lao động Mỹ ngày càng nản lòng. Và Trung Quốc ngày càng táo bạo.

Chỉ trong vòng ít hơn 20 năm ngắn ngủi, như Tổng thống Trump từng nói, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển dịch tài sản lớn nhất trong lịch sử thế giới. Trong vòng 17 năm qua, GDP Trung Quốc đã tăng hơn 9 lần. Nó đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Phần nhiều của sự thành công này được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư của Mỹ ở Trung Quốc. Các hành động của Bắc Kinh đã góp phần tạo ra thâm hụt mậu dịch của Mỹ với Trung Quốc mà năm ngoái rơi vào con số hơn 500 tỷ, gần 1/2 thâm hụt mậu dịch với toàn thế giới của chúng ta.

Như Tổng thống Mỹ từng nói rất nhiều lần: Chúng ta đã khôi phục Trung Quốc. Trong vòng 25 năm qua, không ai dám nói sự thật, nhưng những ngày đó đã qua. Lịch sử chắc chắn sẽ ghi lại, chỉ trong vòng ít hơn 3 năm, Tổng thống Trump đã thay đổi câu chuyện trên mãi mãi.

Hoa Kỳ và các lãnh đạo của chúng tôi không còn hy vọng rằng chỉ cần tương tác kinh tế sẽ giúp nhà nước độc tài của Trung Quốc cộng sản thay đổi thành một xã hội tự do, cởi mở, tôn trọng tài sản cá nhân, pháp quyền và các luật lệ quốc tế về thương mại.

Thay vào đó, như trong Chiến lược An ninh Quốc gia 2016 của Tổng thống đã nói rõ, Hoa Kỳ hiện coi Trung Quốc là một đối thủ kinh tế và chiến lược. Và tôi có thể thẳng thắn xác nhận rằng phần lớn người Mỹ, ở trong thành thị và trên nông trại đều ủng hộ tầm nhìn rõ ràng của Tổng thống Trump về quan hệ Mỹ – Trung. Và lập trường này của Tổng thống cũng được lưỡng đảng trong Quốc hội ủng hộ.

Trong vòng vài năm qua, Tổng thống Trump, với sự ủng hộ đó, đã thực thi các quyết định dứt khoát, táo bạo để sửa lại những chính sách sai lầm của quá khứ, để làm nước Mỹ vững mạnh hơn, để bắt Bắc Kinh chịu trách nhiệm, và để đưa mối quan hệ này lên một lộ trình công bằng, ổn định và mang tính xây dựng hơn, vì lợi ích cho cả 2 đất nước và thế giới.

Khi chính quyền của chúng tôi nhậm chức, Trung Quốc đang trên đường trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các chuyên gia dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ chỉ trong vài năm ngắn ngủi nữa. Nhưng vì có các chính sách kinh tế dũng cảm của Tổng thống Trump, tất cả đã thay đổi. Từ đầu nhiệm kỳ, vị tổng thống này đã ký duyệt chính sách cải tổ thuế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Chúng tôi giảm thuế doanh nghiệp của Mỹ tới mức tương đương thuế của các nơi khác trên thế giới, chúng tôi cắt giảm các quy định liên bang ở mức độ kỷ lục, chúng tôi giải phóng ngành năng lượng Mỹ, và Tổng thống Trump đã giữ vững lập trường cứng rắn vì thương mại tự do và công bằng. Kết quả là Mỹ đang có một nền kinh tế vững mạnh nhất trong lịch sử thế giới, và nền kinh tế mạnh nhất trong lịch sử của chính chúng ta.

Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay đang ở mức thấp nhất trong 50 năm. Hiện nay, chúng ta có nhiều người Mỹ đang làm việc hơn bất cứ thời điểm nào khác. Thu nhập trung vị của các gia đình Mỹ đã tăng thêm hơn 5.000 USD, không tính số tiền tiết kiệm được nhờ chính sách giảm thuế hoặc cải tổ năng lượng của Tổng thống đối với các gia đình lao động. Bởi vì có các chính sách này, Hoa Kỳ đã tạo thêm hàng nghìn tỷ đô la tài sản cho nền kinh tế, trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục rớt lại phía sau. Để đòi lại sân chơi công bằng cho người lao động Mỹ chống lại các hoạt động thương mại phi đạo đức, Tổng thống Trump đã áp thuế nhập khẩu lên 250 tỷ hàng hóa Trung Quốc trong năm 2018. Và vào năm nay, Tổng thống thông báo chúng ta sẽ áp thuế lên thêm 300 tỷ USD hàng Trung Quốc nữa nếu các vấn đề quan trọng trong quan hệ thương mại của chúng ta với họ không được giải quyết trước tháng 12 năm nay. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền riêng tư của người Mỹ cũng như an ninh quốc gia, chúng ta đã có bước đi mạnh mẽ kiềm chế các hoạt động phi pháp của các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE. Và chúng ta thúc giục các đồng minh trên thế giới xây dựng mạng 5G an toàn mà không cho Bắc Kinh có thể kiểm soát cơ hạ tầng và dữ liệu quan trọng nhất của chúng ta.

Và trong khi chúng ta giàu có hơn về kinh tế, Tổng thống Trump cũng ký duyệt ngân sách quốc phòng lớn nhất trong hơn một thế hệ qua. 2,1 nghìn tỷ USD đầu tư trong quốc phòng chỉ trong 3 năm qua. Chúng ta khiến quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới tiếp tục vững mạnh.

Và để làm rõ với Bắc Kinh rằng không một nước nào có thể biến một khu vực hàng hải chung thành lãnh hải của riêng mình, Mỹ đã tăng cường độ, số lượng các chiến dịch tự do hàng hải và gia tăng hiện diện quân sự trên khắp vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương. Để thúc đẩy các giá trị của những người yêu tự do khắp thế giới, chúng tôi cũng lên án các hành động đàn áp tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với người dân Trung Quốc. Hàng triệu người sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc đang vật lộn chống lại âm mưu xóa bỏ bản sắc tôn giáo và văn hóa của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt giữ mục sư người Mỹ, cấm bán Kinh Thánh, phá hủy nhà thờ và tống giam hơn 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Chúng tôi nói Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì sự đối xử của họ đối với người thiểu số Hồi giáo tại Tân Cương. Tháng trước, Tổng thống Trump đã áp lệnh cấm visa đối với các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như lệnh trừng phạt lên 20 cục, sở công an Trung Quốc và 8 công ty Trung Quốc vì đồng lõa trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo Trung Quốc khác.

Và chúng ta ủng hộ Đài Loan trong việc bảo vệ nền tự do mà họ khó khăn mới đạt được. Chính quyền này đã thông qua các thỏa thuận bán vũ khí bổ sung cho ĐL và công nhận vị thế của ĐL là một trong những nền kinh tế thương mại tốt nhất và là ngọn hải đăng cho văn hóa và nền dân chủ Trung Hoa.

Và trong khi hàng triệu người đã đổ ra đường trong cuộc biểu tình ôn hòa, chúng tôi sẽ cất tiếng nói vì người dân Hồng Kông. Và Tổng thống Trump đã nói rõ ngay từ đầu rằng, phải có một giải pháp hòa bình, tôn trọng quyền lợi của người Hồng Kông như đã được ghi rõ trong Tuyên bố chung Trung – Anh 1984. Đây đều là những hành động mang tính lịch sử, và chưa từng có tổng thống nào trong quá khứ từng mạnh mẽ như vậy trong việc thúc đẩy lợi ích Mỹ trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Đáp lại hành động và quyết tâm của nước Mỹ, một số tập đoàn đa quốc gia nói rằng chính sách kinh tế của chúng ta quá cứng nhắc, và việc thúc đẩy lợi ích và giá trị của chúng ta sẽ đối nghịch với mối quan hệ tốt đẹp hơn với Trung Quốc. Không cần phải nói là chúng tôi nhìn sự việc theo cách hoàn toàn khác. Bất chấp cuộc cạnh tranh quyền lực vĩ đại đang diễn ra, và sự gia tăng trong sức mạnh của Mỹ, chúng tôi muốn điều tốt đẹp đến với Trung Quốc. Đó là vì sao lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ, dưới sự lãnh đạo của TT Trump, Hoa Kỳ đối xử với lãnh đạo Trung Quốc theo đúng cái cách mà một lãnh đạo của bất kỳ cường quốc nào trên thế giới nên được đối xử, với sự tôn trọng. Đúng vậy, nhưng cũng với sự thủy chung và ngay thẳng.

Và với tinh thần ngay thẳng đó, tôi phải nói với quý vị rằng kể từ bài phát biểu ở Viện Hudson của tôi mấy năm trước, Bắc Kinh vẫn chưa có hành động gì đáng kể để cải thiện quan hệ kinh tế với chúng ta. Và với rất nhiều vấn đề mà chúng tôi đã nêu ra, các hành vi của Bắc Kinh thậm chí còn trở nên hung hăng và gây bất ổn hơn.

Ở mặt thương mại, tháng 5 vừa rồi, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn khiến hai bên đồng ý được rất nhiều vấn đề quan trọng, thì vào phút cuối, Trung Quốc quay lưng bỏ đi. Họ quay lưng lại thỏa thuận 150 trang, khiến cả hai bên trở về vạch xuất phát. TT Trump vẫn tin rằng Bắc Kinh muốn thỏa thuận, và chúng tôi hoan nghênh sự ủng hộ đối với ngành nông nghiệp Mỹ trong thỏa thuận giai đoạn một và hy vọng nó sẽ được ký sớm tại thượng đỉnh APEC ở Chile tuần này. Nhưng Trung Quốc biết rõ còn một loạt các vấn đề cơ cấu và quan trọng giữa hai nước mà cũng phải được giải quyết. Chẳng hạn, bất chấp lời hứa năm 2015 ở Vườn Hồng của Chủ tịch Trung Quốc, Trung Quốc tiếp tục bảo trợ và xúi giục hành vi trộm cướp tài sản trí tuệ của chúng ta. Tháng 7 vừa rồi, giám đốc FBI nói với Quốc Hội rằng trong số 1000 vụ điều tra tấn công tài sản trí tuệ của cơ quan này, phần lớn liên quan đến Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Mỹ tiếp tục chịu thiệt hàng trăm tỷ USD mỗi năm vì bị ăn cắp tài sản trí tuệ. Đằng sau các con số thống kê này, không chỉ là kinh tế mà còn là con người, gia đình, và những giấc mơ bị đe dọa bởi sự vi phạm các quyền lợi của họ và sự đánh cắp tài năng của họ.

Thị trường tự do phụ thuộc vào khả năng những công dân dám chịu rủi ro theo đuổi tham vọng có thể gặt hái được thành quả của những hy sinh của họ. Khi sản phẩm lao động của họ bị đánh cắp, khi mồ hôi chất xám của họ bị làm cho vô giá trị, thì toàn bộ hệ thống tự do tư bản của chúng ta bị tổn hại. Chỉ riêng năm ngoái, đã có hết vụ này đến vụ khác các trường hợp bị đánh cắp tài sản trí tuệ có liên quan đến Trung Quốc. Hồi tháng 3, Tesla đệ đơn kiện một cựu kỹ sư, người bị tố cáo ăn cắp hơn 300.000 file tài liệu về phát triển hệ thống xe tự lái của Mỹ trước khi xuất hiện ở một công ty về xe ô tô tự động ở Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, Bộ Tư pháp tiết lộ họ đã triệt phá một âm mưu kéo dài gần 4 năm bởi một nhóm hacker khét tiếng trong Bộ Công an Trung Quốc. Những quan chức Trung Quốc này đã ăn cắp tên tuổi, dữ liệu của hàng trăm ngàn binh lính hải quân Mỹ, cũng như thông tin về bảo trì tàu với rủi ro trầm trọng cho an ninh quốc gia của chúng ta.

Bất chấp Trung Quốc đã cam kết sẽ trấn áp nguồn fentanyl và các loại ma túy tổng hợp khác, thực tế là các loại ma túy chết người này vẫn tiếp tục tràn vào biên giới nước ta, lấy đi sinh mạng của hàng nghìn người Mỹ mỗi tháng.

Và hôm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang xây dựng một nhà nước giám sát không giống bất cứ thứ gì mà thế giới từng chứng kiến. Hàng trăm triệu camera giám sát ngày đêm theo dõi người dân. Các cộng đồng sắc tộc thiểu số bị bắt phải bước qua các điểm kiểm tra, nơi mà họ bị cảnh sát kiểm tra mẫu máu, lấy dấu vân tay, ghi âm giọng nói, và bị chụp ảnh từ nhiều góc độ và thậm chí quét võng mạc. Trung Quốc hiện đang xuất khẩu sang Châu Phi, Mỹ Latinh, và Trung Đông những công cụ công nghệ giám sát mà họ dùng trong chế độ độc tài của nó, các công cụ mà đang được triển khai ở Tân Cương; các công cụ mà thường được sử dụng với sự trợ giúp của các công ty Mỹ.

Bắc Kinh cũng phá vỡ ranh rới giữa lãnh vực công nghệ dân sự và quân sự. Một học thuyết mà Trung Quốc gọi là “quân-dân kết hợp”. Bằng luật và sắc lệnh của Chủ tịch nước, các công ty Trung Quốc, dù là tư nhân hay nước ngoài, buộc phải chia sẻ công nghệ của mình với quân đội Trung Quốc. Và quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục khiêu khích trong hành động trong khu vực và cách đối xử với láng giềng của họ trong năm qua. Trong khi lãnh đạo Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng năm 2015 tuyên bố rằng nước ông ta “không có ý định quân sự hóa Biển Đông”, thì Bắc Kinh triển khai các tên lửa chống hạm và đối không trên các căn cứ quân sự xây trên các đảo nhân tạo. Bắc Kinh còn đẩy mạnh sử dụng cái họ gọi là lực lượng dân quân biển để thường xuyên đe dọa thủy thủ và ngư dân Philippines, Malaysia. Và cảnh sát biển Trung Quốc đã cố gắng dùng vũ lực đe dọa Việt Nam vì khoan dầu khí từ chính vùng biển của Việt Nam.

Ở Biển Hoa Đông vào năm 2019, đồng minh thân cận Nhật Bản của chúng ta đang trên đà phải cho xuất kích nhiều phi cơ hơn bất cứ năm nào trước để chống lại những đợt khiêu khích của Trung Quốc. Trong hơn 60 ngày liên tiếp, cảnh sát biển Trung Quốc đã cho tàu bè tới quấy nhiễu vùng biển ở đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý.

Trung Quốc cũng sử dụng “Sáng kiến một vành đai, một con đường của mình” để đặt căn cứ và xây cảng trên khắp thế giới, cơ bản là vì mục đích thương mại, nhưng đến cuối cùng, các mục đích này có thể biến thành quân sự. Ngày nay chúng ta thấy lá cờ thể hiện quyền sở hữu của Trung Quốc đang bay lượn trên các cảng từ Sri Lanka tới Pakistan, tới Hy Lạp. Trong năm nay, có tin rằng Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận mật để thành lập một căn cứ hải quân tại Campuchia, và thậm chí có tin rằng Bắc Kinh đang để mắt tới việc dựng căn cứ ở Đại Tây Dương để phục vụ cho hải quân.

Và trong khi chính quyền chúng ta sẽ tiếp tục tôn trọng chính sách một Trung Quốc như được phản ánh trong “Ba Công Báo Chung” và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, thông qua ngoại giao tiền tệ, Trung Quốc đã mua chuộc thêm 2 nước thay đổi sự công nhận ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh, làm gia tăng áp lực lên nền dân chủ của Đài Loan. Cộng đồng quốc tế không bao giờ được quên rằng việc giao thiệp với Đài Loan không gây đe dọa hòa bình, mà nó bảo vệ nền hòa bình của Đài Loan cũng như trong khu vực. Nước Mỹ sẽ luôn tin tưởng rằng sự tôn trọng nền dân chủ của Đài Loan là minh chứng cho một con đường tốt đẹp hơn cho tất cả dân tộc Trung Hoa.

Và không có điều gì trong những năm qua thể hiện ác cảm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với tự do rõ ràng hơn những gì xảy ra ở Hồng Kông. Hồng Kông đóng vai trò là một cửa ngõ quan trọng giữa Trung Quốc và thế giới rộng lớn trong 150 năm qua. Hồng Kông là một trong những nền kinh tế tự do nhất thế giới, với các thể chế pháp luật độc lập, một nền báo chí tự do sinh động, và là nhà của hàng trăm triệu người nước ngoài.

Hồng Kông là một ví dụ sống về điều có thể xảy ra khi Trung Quốc lựa chọn tự do. Thế nhưng, trong vòng vài năm qua, Bắc Kinh đã tăng cường can thiệp vào Hồng Kông, thực hiện các hành vi ngăn cản quyền và tự do mà người Hồng Kông được đảm bảo bằng một thỏa thuận quốc tế có tính ràng buộc, nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”. Tổng thống Trump đã khẳng định rõ khi ông nói chính xác những từ này: “Hoa Kỳ ủng hộ tự do”. Chúng tôi tôn trọng chủ quyền quốc gia, nhưng Mỹ cũng kỳ vọng Bắc Kinh tôn trọng các cam kết của họ và Tổng thống Trump đã liên tục làm rõ rằng chúng tôi sẽ rất khó làm một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nếu chính quyền sử dụng biện pháp vũ lực chống lại người biểu tình Hồng Kông.

Từ đó, tôi vui mừng khi chứng kiến lãnh đạo Hồng Kông đã rút lại Dự luật dẫn độ mà đã làm nảy sinh cuộc biểu tình và Bắc Kinh đã thể hiện sự kiềm chế. Trong những ngày kế tiếp, tôi có thể đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc giục Trung Quốc kiềm chế, tôn trọng cam kết của họ với nhân dân Hồng Kông. Hỡi hàng triệu người Hồng Kông, những người đã, đang biểu tình ôn hòa để bảo vệ quyền lợi của các bạn trong nhiều tháng qua, chúng tôi ủng hộ các bạn. Chúng tôi được truyền cảm hứng bởi các bạn. Chúng tôi thúc giục các bạn giữ vững con đường phản kháng phi bạo lực. Hãy biết rằng các bạn có lời cầu nguyện và sự ngưỡng mộ của hàng triệu người Mỹ.

Trong khi Trung Quốc bao phủ ảnh hưởng trên khắp khu vực và thế giới, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng tiếp tục mua chuộc lẫn cưỡng ép doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, hội nghiên cứu, học giả, nhà báo, và quan chức chính quyền liên bang lẫn địa phương để gây ảnh hưởng tới hoạt động thảo luận của công chúng tại nước Mỹ. Ngày nay, Trung Quốc không chỉ xuất khẩu hàng trăm tỷ USD hàng hóa thương mại bất công tới Mỹ, mà gần đây Trung Quốc còn âm mưu xuất khẩu kiểm duyệt, biểu tượng của chế độ này, bằng cách lợi dụng sự tham lam của giới doanh nghiệp. Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi tư duy công chúng, cưỡng ép các doanh nghiệp Mỹ. Và có quá nhiều các tập đoàn nhiều tỷ đô của Mỹ đã cúi đầu trước mồi nhử của đồng tiền và thị trường Trung Quốc, và bịt miệng không chỉ những tiếng nói chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc mà thậm chí những phát ngôn ủng hộ cho các giá trị của nước Mỹ.

Nike tự cổ súy cho bản thân mình thành một cái gọi là nhà vô địch bảo vệ công lý xã hội. Nhưng khi nói đến Hồng Kông, họ bỏ lại lương tâm xã hội của mình ở ngoài cửa. Các cửa hàng Nike ở Trung Quốc thực sự đã loại bỏ các mặt hàng liên quan đến đội bóng Houston Rockets để cùng chính quyền Trung Quốc trong phản đối dòng tweet 7 chữ của người quản lý của đội Rockets: Đấu tranh vì tự do, ủng hộ Hồng Kông.

Và một số cầu thủ lớn nhất và các ông chủ của NBA, những người thường xuyên dùng quyền tự do ngôn luận để phê phán nước Mỹ lại câm họng không dám nhắc đến tự do và quyền lợi của người dân Trung Quốc. Khi cùng với Đảng Cộng sản Trung Quốc bóp nghẹt tự do ngôn luận, NBA đang hành động như một công ty con hoàn hoàn bị sở hữu bởi chế độ độc tài Trung Quốc. Nền văn hóa doanh nghiệp cấp tiến của nó mà sẵn sàng phớt lờ hành vi xâm phạm nhân quyền không phải là tiến bộ, mà là thụt lùi.

Khi các tập đoàn Mỹ, các vận động viên thể thao chuyên nghiệp chấp nhận kiểm duyệt, điều này không chỉ sai lầm mà còn là phi-Hoa Kỳ. Giới doanh nghiệp Mỹ phải đứng lên bảo vệ các giá trị Mỹ ở quê nhà đây và trên khắp thế giới.

Các hành động chiến lược kinh tế của Bắc Kinh và âm mưu thay đổi công luận Mỹ đã chứng minh cho những gì tôi nói một năm trước, và nó cũng đúng vào ngày hôm nay: Trung Quốc muốn một tổng thống Mỹ khác. Đây chính là bằng chứng tối hậu rằng sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả. Nền kinh tế của Mỹ mỗi ngày lại càng mạnh hơn trong khi kinh tế Trung Quốc phải chịu hậu quả. Chiến lược của Tổng thống Trump là đúng; ông đang chiến đấu vì người Mỹ, vì việc làm Mỹ và vì người lao động Mỹ như chưa có một tổng thống nào làm được như vậy. Và tôi hứa với các bạn, chính quyền này sẽ không lùi bước.

Bất chấp những điều trên, tổng thống Mỹ cũng khẳng định rõ rằng Mỹ không tìm kiếm sự đối đầu với Trung Quốc, chúng tôi muốn một sân chơi công bằng, thị trường mở, thương mại công bằng và sự tôn trọng đối với các giá trị của chúng tôi. Chúng ta không muốn kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Chúng tôi muốn một mối quan hệ mang tính xây dựng với lãnh đạo Trung Quốc, giống như mối quan hệ mà chúng ta đã có trong hàng thế hệ với dân tộc Trung Hoa.

Trung Quốc nên nắm bắt lấy thời khắc đặc biệt này trong lịch sử để bắt đầu lại một lần nữa bằng cách chấm dứt các hoạt động thương mại dựa trên sự lợi dụng người dân Mỹ mà họ đã làm thời gian quá lâu rồi. Tôi biết rằng Tổng thống Donald Trump đã sẵn sàng bắt đầu một tương lai mới đó. Giống như những gì Trung Quốc đã làm trong quá khứ, khi chính sách cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình khuyến khích sự giao lưu, trao đổi với thế giới bên ngoài, Hoa Kỳ đã đáp lại bằng một vòng tay rộng mở. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc, chúng tôi hân hoan chúc mừng thành quả đáng kinh ngạc của 600 triệu người tự thoát khỏi nghèo đói. Và Mỹ đã đầu tư sự trỗi dậy kinh tế đó của Trung Quốc nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Người Mỹ muốn những điều tốt đẹp hơn cho người Trung Quốc, nhưng để theo đuổi mục tiêu đó, chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế của Trung Quốc lúc này, không phải là vào những gì mà chúng ta tưởng tượng hoặc hy vọng Trung Quốc sẽ là vào một ngày nào đó. Có người thường hỏi có phải chính quyền Trump muốn “đóng băng” quan hệ với Trung Quốc không? Câu trả lời là một chữ “không” to lớn.

Hoa Kỳ muốn tương tác với Trung Quốc, và sự tương tác của Trung Quốc với thế giới rộng lớn hơn, nhưng phải là sự tương tác trong một thái độ nhất quán với công bằng, tôn trọng lẫn nhau và các quy định thương mại quốc tế. Nhưng cho đến nay Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục khước từ không chịu mở cửa thực sự hay sự hội tụ đối với các quy chuẩn toàn cầu.

Tất cả những gì mà Bắc Kinh làm hôm nay, từ Vạn lý Hỏa thành trên mạng của Đảng hoặc bức thành cát khổng lồ trên Biển Đông, từ sự bất tín của nền tự trị Hồng Kông, tới sự đàn áp những người có tín ngưỡng; tất cả đều thể hiện một điều rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc mới là kẻ luôn “đóng băng” đối với thế giới trong hàng thập kỷ qua.

Tôi được nghe rằng, chính Chủ tịch Tập đã nói trong một diễn văn bí mật ngay sau khi ông ta vươn lên trở thành Tổng Bí Thư rằng Trung Quốc phải “chuẩn bị chu toàn cho toàn bộ khía cạnh của sự hợp tác cũng như mâu thuẫn dài hạn giữa 2 hệ thống xã hội”. Ông cũng nói với các quan chức của mình vào lúc đó rằng đừng đánh giá thấp sức bền của Phương Tây. Và có trí tuệ trong những lời nói đó.

Trung Quốc không bao giờ nên đánh giá thấp sự kiên trì của những người Mỹ yêu tự do, hoặc quyết tâm của Tổng thống Mỹ. Trung Quốc nên biết rằng các giá trị của Mỹ đã bám rễ sâu sắc và sự cống hiến của chúng ta với các giá trị đó vẫn vững mạnh như từ thời ông cha lập quốc của chúng ta, và sẽ không bao giờ có một ngày mà ánh sáng rực rỡ của dân chủ và tự do lụi tàn trên đất Mỹ.

Nước Mỹ được sinh ra từ cuộc nổi dậy chống lại áp bức và độc tài. Quốc gia của chúng ta đã được thành lập, ổn định và vươn lên bởi những người đàn ông và phụ nữ có sự dũng cảm phi thường, quyết tâm và niềm tin cứng rắn, một ý chí sắt đá và một nền độc lập hăng say. Những điều này không thay đổi nhiều sau hàng thế kỷ trôi qua.

Người Mỹ tin rằng toàn bộ đàn ông, phụ nữ được sinh ra bình đẳng và chúng ta được Tạo Hóa ban cho những quyền không thể xâm phạm được: quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Không gì có thể thay đổi được những niềm tin này, đây là bản chất của chúng ta ở hiện tại và sẽ mãi mãi là chúng ta trong tương lai.

Chúng ta sẽ tiếp tục tin tưởng rằng các các giá trị dân chủ, tự do cá nhân, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, nền pháp quyền là những điều giúp mang lại lợi ích cho toàn cầu và cho nước Mỹ bởi vì chúng đang và sẽ mãi là hình thức tốt nhất của một chính phủ để giải phóng nguyện vọng nhân loại và chỉ đạo cho mối quan hệ giữa những quốc gia và dân tộc trên thế giới.

Mặc dù còn nhiều thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong mối quan hệ Mỹ-Trung, tôi có thể cam đoan rằng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ sẽ không cho phép những khó khăn này ngăn cản việc hợp tác thực tế với Trung Quốc.

Chúng ta sẽ tiếp tục đàm phán có thiện ý với Trung Quốc để mang lại những thay đổi cơ cấu dài hạn trong quan hệ kinh tế của chúng ta. Và như tôi đã liên tục được nghe vào sáng nay, Tổng thống Trump vẫn tỏ ra tích cực rằng một thỏa thuận sẽ có thể đạt được.

Chúng ta sẽ tiếp tục rèn luyện nên những liên kết giữa người dân hai nước thông qua giáo dục, du lịch và trao đổi văn hóa.

Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với nhau trên tinh thần cam kết để đảm bảo Bắc Hàn được phi hạt nhân hóa hoàn toàn, dứt khoát theo cách thức có thể thẩm định được.

Và chúng ta sẽ tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn trong việc kiểm soát vũ trang và thực thi chế tài của Mỹ ở Vịnh Ba Tư.

Mỹ sẽ tiếp tục tìm kiếm một mối quan hệ tốt hơn với Trung Quốc, và khi làm như thế, chúng ta sẽ luôn thẳng thắn, bởi vì đây là một mối quan hệ mà cả Mỹ và Trung Quốc cần phải làm cho đúng.

Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi việc tái cấu trúc cơ bản quan hệ với Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Mỹ sẽ không đi lệch đường. Người Mỹ và các quan chức đắc cử của họ ở cả 2 đảng sẽ luôn sẵn sàng. Chúng ta sẽ bảo vệ những lợi ích, những giá trị của mình, và ta sẽ làm vậy bằng một tinh thần khoan dung và thiện chí đối với tất cả.

Tổng thống Trump đã xây dựng được một mối quan hệ cá nhân vững chắc với Chủ tịch Tập. Và trên nền tảng đó, chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm những cách thức để củng cố mối quan hệ vì những điều tốt đẹp hơn cho cả 2 dân tộc.

Chúng tôi tin tưởng một cách nồng nhiệt rằng Mỹ và Trung Quốc có thể và nhất định phải làm việc để chia sẻ một tương lai hòa bình, thịnh vượng cùng nhau. Nhưng chỉ bằng cách đối thoại trung thực và đàm phán thiện chí, chúng ta mới có thể biến tương lai đó thành hiện thực.

Vì thế, tôi sẽ kết thúc bài phát biểu này như tôi đã khép lại bài phát biểu của mình một năm trước: Hoa Kỳ đang vươn tay ra với Trung Quốc; chúng tôi hy vọng rằng, Bắc Kinh sẽ sớm chìa lại bàn tay, lần này bằng hành động chứ không phải lời nói, và với một sự tôn trọng mới dành cho nước Mỹ.

Có một câu ngạn ngữ của người xưa Trung Quốc rằng: “Người chỉ nhìn được hiện tại còn Trời thì biết cả tương lai”. Từ nay trở đi, hãy cùng theo đuổi một tương lai hòa bình và thịnh vượng bằng niềm tin và sự quyết tâm. Niềm tin vào tầm nhìn và lãnh đạo của Tổng thống Trump cho nền kinh tế và địa vị của chúng ta trên thế giới, và niềm tin vào mối quan hệ mà ông đã tạo ra cùng Chủ tịch Tập của Trung Quốc và tình bằng hữu lâu dài giữa người Mỹ và người Trung Quốc. Và niềm tin rằng Trời thấu tỏ tương lai. Nhờ hồng ân của Chúa, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiến đến tương lai đó cùng nhau.

Cảm ơn các bạn. Cầu Chúa phù hộ các bạn, cầu Chúa phù hộ nước Mỹ.”

Trọng Đức biên dịch (theo Trí thức VN)
Bài về chủ đề Nghiên cứu:
Về đầu trang