Mầu nhiệm Ba Ngôi

Bức “Lòng hiếu khách của ông Áp-ra-ham” của hoạ sĩ người Nga Andrei Rublev được vẽ hồi thế kỷ XV, từ lâu đã được coi như một lược tả về Ba Ngôi. Ba nhân vật ngồi quanh ba cạnh của một chiếc bàn, tạo thành một biểu tượng rõ ràng gợi ý người xem hãy nhập cuộc cùng Các Đấng. Các Vị có cùng một khuôn mặt, cùng một kiểu tóc xoăn dày. Nếu miệng của Các Vị có khép lại, thì có lẽ là do, bởi vì Các Vị ưa sự thinh lặng hơn là tán dóc và, vì Các Vị biết tường tận về nhau, nên chỉ một ánh nhìn, một cử điệu thôi, vậy cũng là đủ để Các Vị hiểu được nhau rồi… Bức icon Ba Ngôi Thiên Chúa của Andrei Rublev.
Bức icon nổi tiếng mô tả một cách sâu sắc liên hệ giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Bức icon Ba Ngôi Thiên Chúa của Andrei Rublev.
Bức icon Ba Ngôi Thiên Chúa của Andrei Rublev.

Bức “Lòng hiếu khách của ông Áp-ra-ham” của hoạ sĩ người Nga Andrei Rublev được vẽ hồi thế kỷ XV, từ lâu đã được coi như một lược tả về Ba Ngôi.

Ba nhân vật ngồi quanh ba cạnh của một chiếc bàn, tạo thành một biểu tượng rõ ràng gợi ý người xem hãy nhập cuộc cùng Các Đấng.

Các Vị có cùng một khuôn mặt, cùng một kiểu tóc xoăn dày. Nếu miệng của Các Vị có khép lại, thì có lẽ là do, bởi vì Các Vị ưa sự thinh lặng hơn là tán dóc và, vì Các Vị biết tường tận về nhau, nên chỉ một ánh nhìn, một cử điệu thôi, vậy cũng là đủ để Các Vị hiểu được nhau rồi.

Khuôn mặt Các Vị nổi bật trên nền hào quang lớn, được nhấn thêm bởi đường cong từ đôi cánh các vị.

Chủ ý được thể hiện trong bức hoạ: ba vầng hào quang nằm trên một vòng tròn, mà tâm của nó nằm trên bàn tay của nhân vật ở giữa.

Hướng vị phần đầu của hai thiên thần bên phải, đường cong của cái cây, cũng như góc nghiêng khác nhau của cây gậy trên tay Các Vị, gợi ý cho thị giác người coi thấy rằng, vòng tròn này không cố định, nhưng linh động, và di chuyển từ phải sang trái.

Tác phẩm tôn giáo này tóm lược mối liên hệ thần linh giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Chủ đề trước nhất của bức icon này là “Lòng hiếu khách của ông Áp-ra-ham”. Bức hoạ gợi nhắc đến một sự kiện trong sách Sáng thế ký (18,1-15): lúc ông Á-ra-ham ở gần cây sồi Mam-rê.

Ba vị khách bất ngờ xuất hiện trước mặt ông; vị tổ phụ đón chào họ và sửa soạn bữa ăn.

Nhân dạng của các vị khách rất bí ẩn: bản văn Kinh thánh nói rằng “Đức Chúa” hiện ra cùng ông Áp-ra-ham (St 18,1), rồi lại nói rằng đó là “ba người” (St 18,2), rồi tiếp tục dùng các đại từ số nhiều rồi số ít.

Đấy là lý do mà truyền thông Kitô giáo từ rất sớm đã coi những vị khách này là sự gợi nhắc đến mầu nhiệm Tam Vị Nhất Thể: Một Thiên Chúa Duy Nhất, một trật cũng là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Tuy nhiên, Thiên Chúa, Đấng tự mạc khải mình, vẫn là “Đấng Bất Khả Tư Nghì”, và, trên đường tâm linh, ai tuyên bố rằng mình “biết” được, thì kẻ ấy đã lạc lối.

Bởi thế, bức icon này không trực tiếp phản ánh Ba Ngôi Thiên Chúa (trong truyền thống tâm linh Đông phương, là Đấng được coi là bất khả biểu đạt), nhưng qua việc chiêm niệm ba vị tổng thần (archangel), là những hình ảnh của Đấng Tác Tạo nên họ, nó cho chúng ta thấy được những mối liên hệ thần bí của Ba Ngôi.

Một liên hệ được rộng mở cho con người

Nhiều sách vở và bài viết đã được dọn ra để nói với bức icon này, tuỳ theo tác giả, mà mỗi vị tổng thần được gán cho mỗi ngôi khác nhau trong Ba Ngôi.

Ai dám khẳng định, lúc nào thì anh ta nắm bắt được cử động của Thiên Chúa, điều gì thì do bởi Chúa Cha, do bởi Chúa Con hay Chúa Thánh Thần?

Không cho rằng những người khác thì “có vấn đề”, nhưng tôi chấp nhận quan điểm có lẽ hợp lý nhất và cũng là phổ biến nhất, cho rằng: vị tổng thần bên trái tượng trưng cho Chúa Cha, vị tổng thần ở giữa là Chúa Con và vị tổng thần bên phải là Chúa Thánh Thần.

Giống như trong các bức icon về Đức Kitô, Đấng Toàn Năng, một chủ đề thần học phổ biến trong Giáo hội Chính thống Đông phương hay Giáo hội Công giáo Đông phương, tương đương với một hình tượng trong hội hoạ Tây phương là hình tượng Chúa Kitô Vua, bức hoạ này cũng mô tả Đức Kitô như một vị thẩm phán hiền từ, nhưng nghiêm khắc và toàn năng trên nhân loại.

Chúa Con mặc một áo dài màu đỏ, tượng trưng cho nhân tính và việc hiến mạng của Người, còn áo khoác ngoài tượng trưng cho thần tính của Người. Phía trên đó, là một cây hiểu là cây sồi Mam-rê, nhưng cũng là một sự ám chỉ tới thánh giá, cây của sự sống.

Chúa Con hướng về Chúa Cha rất tự nhiên: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa” (Ga 1,1). Phía trên đó, nhà cửa như được vẽ, không nghi ngờ gì nữa, ám chỉ đến “nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở” như Đức Giêsu đã nói tới trong Tin Mừng (Ga 14,2). Tổng thần bên phải, áo khoác ngoài có những ánh phản chiếu màu xanh, tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng, khuấy động.

Mối tình thân giữa Các Vị không đóng kín; nhưng rộng mở cho con người. Chiếc chén, quanh đó Các Đấng quây quần, tượng trưng cho tình yêu lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người, tình yêu ấy được diễn tả trọn vẹn trong hồng ân tự hiến của Chúa Con.

Dominique Pierre
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://international.la-croix.com
Bài từ Nhóm phiên dịch Mai Khôi:
Về đầu trang