Vụ nhà thờ Bùi Chu: Bóng đến chân các bạn rồi kìa!

Giám mục Vũ Đình Hiệu có xót xa khi các ngôi nhà thờ xứ trên trăm tuổi bị phá đi xây mới không? Chắc chắn là có. Nhưng ông bất lực, bởi 2 lẽ: (i) từ sau Công đồng Vatican II, theo quy định của giáo hội, giáo dân ở các giáo xứ có quyền tự quyết những vấn đề trong giáo xứ của mình, miễn là các quyết định đó không vi phạm giáo luật; và (ii) ông không thể trợ giúp các giáo xứ dưới quyền xin đất/và xin cấp phép để làm nhà thờ mới.

Với quyết định hạ giải nhà thờ chính tòa Bùi Chu, ông đã buộc các nhà văn hóa học, các nhà đạo đức học yêu di sản văn hóa phải đoái nhìn. Ông cũng buộc các cơ quan hữu trách của nhà nước phải dè dặt lên tiếng. Và rồi, đến đúng thời điểm cần thiết, ông cho tạm dừng dự định ban đầu. Cao thủ.

Source: fb.com/thanhson.mai.16/posts/2529923370359937
Vụ nhà thờ Bùi Chu: Bóng đến chân các bạn rồi kìa!
Vụ nhà thờ Bùi Chu: Bóng đến chân các bạn rồi kìa!

Với sự kiện nhà thờ chính tòa giáo phận Bùi Chu, tôi chỉ biết nói về Đức Giám mục Thomas Aquino Vũ Đình Hiệu 2 từ: Kính nể.

Ông là người học cao, đi nhiều, có kiến văn sâu rộng. Ông cũng từng có 6 năm tu nghiệp ở Pháp quốc. Ông có hiểu giá trị văn hóa cũng như tâm linh của nhà thờ chính tòa Bùi Chu không? Xin thưa, ông hiểu cực kỳ sâu sắc. Vậy tại sao ông lại có ý định phá bỏ một công trình kiến trúc độc đáo ngót 200 năm tuổi để làm mới?

Xin thưa, nếu không gióng lên một hồi chuông như vậy, liệu 80 triệu anh chị em thiện lành “bên Lương” có bao giờ chịu nhớ là đất nước này còn có những kho tàng di sản vô giá đang được lưu giữ bởi cộng đồng giáo dân (mà ngay cả cách phân biệt “lương/giáo” như nhà nước hiện nay đang gọi, cũng đã ngụ ý rằng, đó là bọn “bất lương”) không?

Khó nói lắm.

Vụ nhà thờ Bùi Chu: Bóng đến chân các bạn rồi kìa!

Nhà thờ Trà Cổ có giá trị kiến trúc, giá trị văn hóa/tâm linh không? Ngót chục nhà thờ trên trăm tuổi đã bị phá bỏ để làm mới trên cả nước có giá trị kiến trúc, giá trị văn hóa/tâm linh không? Hiển nhiên là .

Vậy các nhà văn hóa học, các anh chị em thiện lành yêu di sản ở đâu mà không lên tiếng khi các ngôi nhà thờ đó bị hạ giải để xây mới?

Môi trường biển, theo quan niệm của Công giáo chính là một khía cạnh của “thế giới thụ tạo”. Cộng đồng “bên lương” có thấy cần phải bảo vệ môi trường biển không? Nếu được hỏi như vậy, chắc hẳn anh chị em “bên lương” nào cũng sẽ trả lời là .

Vậy các anh chị em thiện lành “bên lương” ở đâu khi bà con giáo dân xuống đường hiệp thông đòi Formosa trả lại sự trong lành cho biển? Mà biển đâu phải của riêng giáo dân?

Chúng ta đã quá vô cảm với những người đồng bào của mình. Họ có đức tin khác chúng ta, nhưng chưa bao giờ họ không là người Việt Nam. Vậy mà những người “bên lương” chúng ta chưa bao giờ đoái hoài gì đến các ngôi nhà thờ xứ đang hàng ngày bị xuống cấp. Và chúng ta chưa bao giờ quan tâm/chia sẻ/đoàn kết với những người anh em bên giáo trong cuộc hiệp thông đòi Formosa phải có trách nhiệm hơn nữa với những người dân bị thiệt hại.

Giám mục Vũ Đình Hiệu có xót xa khi các ngôi nhà thờ xứ trên trăm tuổi bị phá đi xây mới không? Chắc chắn là có. Nhưng ông bất lực, bởi 2 lẽ: (i) từ sau Công đồng Vatican II, theo quy định của giáo hội, giáo dân ở các giáo xứ có quyền tự quyết những vấn đề trong giáo xứ của mình, miễn là các quyết định đó không vi phạm giáo luật; và (ii) ông không thể trợ giúp các giáo xứ dưới quyền xin đất/và xin cấp phép để làm nhà thờ mới.

Với quyết định hạ giải nhà thờ chính tòa Bùi Chu, ông đã buộc các nhà văn hóa học, các nhà đạo đức học yêu di sản văn hóa phải đoái nhìn. Ông cũng buộc các cơ quan hữu trách của nhà nước phải dè dặt lên tiếng. Và rồi, đến đúng thời điểm cần thiết, ông cho tạm dừng dự định ban đầu. Cao thủ.

Thưa các anh chị em thiện lành yêu di sản văn hóa, các anh em đã lên tiếng. Và Tòa Giám mục đã lắng nghe. Bây giờ, các bạn hãy hỗ trợ Bùi Chu các phương án trùng tu nhà thờ cũ đi. Hãy hỗ trợ để Bùi Chu xin đất và xin cấp phép xây dựng nhà thờ mới đi. Bóng đang trong chân các bạn.

Mai Thanh Sơn

Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
Về đầu trang