Vụ Bùi Chu tiếp…

Ngày hôm qua, ông trưởng đại diện UNESCO — cơ quan quản lý về văn hóa và di sản thế giới trả lời phỏng vấn trên báo về Nhà thờ Chánh tòa Bùi Chu. Ông nói tiếng gì không biết, nhưng mỗi báo đăng một cách. VnExpress, đăng bài theo cách, đặt câu hỏi và trả lời. Thanh Niên và VietnamNET trích dẫn trả lời và viết theo ý hiểu từa tựa bài phỏng vấn của VnExpress. Còn riêng Tuổi Trẻ thì diễn giải theo cách khác (cách này hội giải cứu rất ưng nên có đưa link và bài lên trang của mình). Tuy nhóm “giải cứu” có nói lời tạm biệt trên trang của mình, nhưng 1 số “tinh hoa” của nhóm có vẻ vẫn chưa hài lòng, và có lời bỉ bôi ông UNESCO kia, đại loại “quan ta lẫn quan tây đều như nhau… chuyên gia quan hệ quốc tế của UNESCO và các cha không hiểu gì về trung tu” hay “người Canada làm gì có công trình lịch sử nào trên 200 tuổi,… Hỏi ý kiến anh ý về các công trình tôn giáo, các kiến trúc cổ, thì thà hỏi thợ săn Canada về kỹ thuật khoan dầu lửa… còn hơn.” Thậm chí còn có người nghi ngờ ông ta ăn tiền của mấy cha để trả lời bài này. Vụ Bùi Chu tiếp…
Vụ Bùi Chu tiếp…

Lúc ông Tây Martin Rama, cựu cố vấn về tài chính của World Bank, lên tiếng viết tâm thư yêu cầu giữ lại Nhà thờ Chánh tòa Bùi Chu, ngoài ông Đại sứ Vũ Minh Quang thì kéo theo rất nhiều những Facebooker nổi tiếng trên mạng yêu di sản đòi giữ lại nhà thờ chánh tòa Bùi Chu, với rất nhiều lý do thì trong đó công trình hơn trăm tuổi, lưu giữ lịch sử của tiền nhân, trong đó có các cha tây đến mảnh đất này truyền giáo và lịch sử đầy máu và nước mắt trong suốt nhiều thế kỷ Công giáo bị đàn áp và cấm đoán.

Nhiều bài báo, trong đó có báo Một Thế giới, Người Đô Thị, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,… tích cực đăng bài dẫn lời ông Rama.

Sau khi Hội kiến trúc sư, và nhóm “giải cứu” vào cuộc, viết kiến nghị các thứ, thì Trưởng ban Tôn giáo Trung ương đã đến gặp đức cha Hiệu để đàm đạo và yêu cầu dừng hạ giải như kế hoạch. Đức cha đã đồng ý tạm hoãn hạ giải như yêu cầu.

Ngày hôm qua, ông trưởng đại diện UNESCO — cơ quan quản lý về văn hóa và di sản thế giới trả lời phỏng vấn trên báo. Ông nói tiếng gì không biết, nhưng mỗi báo đăng một cách.

VnExpress, đăng bài theo cách, đặt câu hỏi và trả lời. Thanh Niên và VietnamNET trích dẫn trả lời và viết theo ý hiểu từa tựa bài phỏng vấn của VnExpress. Còn riêng Tuổi Trẻ thì diễn giải theo cách khác (cách này hội giải cứu rất ưng nên có đưa link và bài lên trang của mình).
👁️👁️ Nhận định về cách làm khuất tất của nhóm “giải cứu”

Hùng hổ, sộc vào nhà người ta khám xét, lục lọi mà không có mặt của chủ nhà, sau đó đưa ra một bản kết luận “giám định” sai sự thật, tiếp đến nhân danh chính nghĩa, trí thức viết “bản kiến nghị”… Trí thức ư? Lũ mất dạy thì có!

Hoàng Long

Tuy nhóm “giải cứu” có nói lời tạm biệt trên trang của mình, nhưng một số “tinh hoa” của nhóm có vẻ vẫn chưa hài lòng, và có lời bỉ bôi ông UNESCO kia, đại loại “quan ta lẫn quan tây đều như nhau… chuyên gia quan hệ quốc tế của UNESCO và các cha không hiểu gì về trùng tu” hay “người Canada làm gì có công trình lịch sử nào trên 200 tuổi,… Hỏi ý kiến anh ý về các công trình tôn giáo, các kiến trúc cổ, thì thà hỏi thợ săn Canada về kỷ thuật khoan dầu lửa… còn hơn.” Thậm chí còn có người nghi ngờ ông ta ăn tiền của mấy cha để trả lời bài này.

Mà thực tế thì căn cứ vào kiến nghị của hội kiến trúc sư và nhóm “giải cứu” thì ông ấy mới hẹn các cha để khảo sát và nói chuyện rồi mới về trả lời báo chí.

Thế nên, ở phía các cha Bùi Chu, tôi cũng có quyền nghi ngờ thiện chí của các vị về việc giải cứu các công trình Công giáo của giáo dân Nam Định, cụ thể là Bùi Chu. Mục đích thực sự trong chuyện này có phải là tiền và cô lập đồng bào Công giáo hay không, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và tìm ra chân tướng sự việc.
👀 Bọn Văn Thân cả thảy độ non ba nghìn người, kéo nhau đi đốt phá những làng có đạo. Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi, nay sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà việc nông nỗi càn rở, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru.

Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, quyển II trang 289-290.

Ann Đỗ
Bài về chủ đề Hèn hạ:
Về đầu trang