Vài chia sẻ với những ai đang đau đớn vì cảm thấy bị mất mát…

Một thầy dòng bạn kể chuyện ở lại ăn tết trong cộng đoàn. Để tạo bầu khí nhộn nhịp, anh em chơi đánh bài. Nhưng đánh bài ăn tiền thì mới hào hứng được. Trong khi không ai được giữ tiền riêng, nên cha quản lý phát tiền. Và sau một buổi đỏ đen gay cấn, ai thua sạch thì được miễn, chứ ai ăn được bao nhiêu đều phải nộp tiền lại cho cha quản lý, theo luật không được giữ tiền riêng. Tuy vậy, có những anh hăng máu, háo thắng, nên cũng căng thẳng trong những ván gay cấn, vui mừng khi ăn, và buồn khi thua. Nhưng rồi, khi tàn cuộc chơi, ai cũng trắng tay như ai giống khi mới vào cuộc. Source: fb.com/cao.v.tuan/posts/10217203998110734
Vài chia sẻ với những ai đang đau đớn vì cảm thấy bị mất mát…
Nụ cười trẻ thơ tại hòn đảo, nơi tác giả bài viết, thầy phó tế Cao Viết Tuấn làm việc.
Nụ cười trẻ thơ tại hòn đảo, nơi tác giả bài viết, thầy phó tế Cao Viết Tuấn làm việc.

Một thầy dòng bạn kể chuyện ở lại ăn tết trong cộng đoàn. Để tạo bầu khí nhộn nhịp, anh em chơi đánh bài. Nhưng đánh bài ăn tiền thì mới hào hứng được. Trong khi không ai được giữ tiền riêng, nên cha quản lý phát tiền. Và sau một buổi đỏ đen gay cấn, ai thua sạch thì được miễn, chứ ai ăn được bao nhiêu đều phải nộp tiền lại cho cha quản lý, theo luật không được giữ tiền riêng. Tuy vậy, có những anh hăng máu, háo thắng, nên cũng căng thẳng trong những ván gay cấn, vui mừng khi ăn, và buồn khi thua. Nhưng rồi, khi tàn cuộc chơi, ai cũng trắng tay như ai giống khi mới vào cuộc.

Phận người có lẽ phần nào cũng như vậy. Chào đời với hai bàn tay trắng, con người bắt đầu tích góp cho mình tiền bạc, kiến thức, danh vọng… và rồi khi lìa đời, không ai mang theo được thứ gì. Cuộc đời chẳng qua cũng là một cuộc chơi, một ván bài. Rồi thì cũng đến lúc phải dừng cuộc chơi ấy.

Dẫu biết vậy, việc thắng thua, được mất lại làm cho con người dằn vặt, đau đớn, sầu khổ. Nhìn từ khía cạnh khách quan, có lẽ điều đó thật buồn cười và vô lý, nhưng đó lại là bản chất của con người. Đức Phật đã phân tích rất rõ điều này trong Tứ Diệu Đế. Người ta mong muốn mà không được sinh ra đau khổ. Có những thứ cứ tưởng là của mình, để rồi khi mất đi, người ta càng đau khổ hơn. Mất tiền bạc, mất người yêu, mất đồ đạc… đôi khi trở thành bi kịch cuộc đời. Chẳng hạn như có những người ta chán nản buông xuôi tất cả, thậm chí không thiết sống nữa nếu mất đi người yêu. Không ít cặp tình nhân tìm đến cái chết để khỏi phải chịu đựng nỗi đau khổ vì mất nhau.

Khá lâu rồi, mình có đọc truyện ngắn của một văn hào Nga kể về một đội ngũ công nhân làm bánh mì trong một cơ sở làm bánh. Tất cả họ đều làm việc vất vả trong điều kiện nhà máy bụi bặm, nóng bức. Điều an ủi duy nhất đối với họ là một cô gái giao bánh. Cô ta rất bình thường, giản dị. Các chàng công nhân trẻ rất thích được nói chuyện với cô, dù không có mấy cơ hội và những câu chuyện không có gì đặc sắc, họ như được tiếp thêm sức mạnh, họ trở nên phấn chấn, vui vẻ. Hoặc đơn giản, họ chỉ cần nhìn thấy cô thôi cũng đủ xua tan mọi cực nhọc để tiếp tục công việc. Họ hay bàn tán về cô, về giọng nói, lối ăn mặc, cử chỉ, nụ cười, ánh mắt, dáng đi… điều đó làm cho họ hào hứng.

Bỗng một ngày nọ, họ thấy một chàng thanh niên giàu có, ăn mặc lịch lãm đi theo cô gái, và cô gái cũng tỏ ra mến anh ta. Cô trở nên vui tươi hơn, xinh đẹp hơn bên cạnh người yêu của mình. Nhưng đó lại là cú đòn chí tử và những người công nhân tội nghiệp. Họ cảm thấy mặc cảm, thua thiệt, họ dằn vặt đau khổ và ghen tức. Từ lâu, họ xem cô gái là của họ, nên bây giờ họ thấy mất cô. Họ không thể chịu đựng được cảnh cô gái hằng ngày đến cửa hàng lấy bánh bên cạnh một thanh niên. Họ bàn tán với nhau về nỗi đau khổ chung này và quyết định phải giết cô gái.

Thật là bất hạnh thay những ai chỉ thấy, chỉ nghĩ đến những gì họ mất. Hạnh phúc thay những ai biết nhìn ra những gì mình có. Đó là mấu chốt của mọi vấn đề. Bạn hãy thử nghĩ đến những gì bạn đang có, và quên đi những thứ khác. Nhìn vào suốt dòng lịch sử nhân loại, ai thắng ai thua, ai được ai mất có ý nghĩa gì đối với từng cá nhân ấy?

Tất cả mọi sự sẽ có ý nghĩa gì, khi chúng ta đối diện với cái chết? Cái chết thường được xem như là sự mất mát to lớn vô cùng không có gì bù đắp được, nhưng thật ra, chết cũng chỉ là hoàn trả lại tất cả những gì đã vay mượn từ cuộc đời. Vậy vốn dĩ không có gì là mất mát nơi cái chết, thì huống chi là những thứ được hay mất khác.

Đã biết rằng, khi tàn cuộc chơi rồi ai cũng sẽ trắng tay như ai, vậy thì tại sao phải giành giật cho bằng được, bất chấp mọi thủ đoạn, để có chút giàu sang hay danh vọng. Đã biết rằng, mọi thứ trên đời này không thuộc về chúng ta, mọi thứ chỉ đến rồi đi, tại sao chỉ muốn giữ lại cho mình để rồi nghĩ mình bị mất mát?

Cao Viết Tuấn

Bài về chủ đề Suy tư-Triết lý:
Về đầu trang