Di tích và vòng kim cô

Một khi những công trình kiến trúc cổ xưa được công nhận là di tích đồng nghĩa với việc đặt vòng kim cô trên đầu. Một khi muốn sửa chữa phải có kế hoạch và nhất là phải có tiền.

Số lương công trình kiến trúc được công hận cấp quốc gia khoảng 3 ngàn, còn cấp tỉnh khoảng 5 ngàn. nói ra những con số ày để mọi người có thể hình dung là sẽ cần một số tiền rất lớn để luân phiên trùng tu các di tích. Đó là chưa nói đến đội ngũ có kiến thức chuyên môn về từng di tích khác nhau để khi trùng tu xong vẫn còn giữ được căn bản giá trị của kiến trúc đương thời.
Di tích và vòng kim cô
Một khi những công trình kiến trúc cổ xưa được công nhận là di tích đồng nghĩa với việc đặt vòng kim cô trên đầu. Một khi muốn sửa chữa phải có kế hoạch và nhất là phải có tiền.

Số lương công trình kiến trúc được công hận cấp quốc gia khoảng 3 ngàn, còn cấp tỉnh khoảng 5 ngàn. nói ra những con số ày để mọi người có thể hình dung là sẽ cần một số tiền rất lớn để luân phiên trùng tu các di tích. Đó là chưa nói đến đội ngũ có kiến thức chuyên môn về từng di tích khác nhau để khi trùng tu xong vẫn còn giữ được căn bản giá trị của kiến trúc đương thời.

Di tích và vòng kim cô

Di tích và vòng kim cô

Di tích và vòng kim cô

Di tích và vòng kim cô

Không biết ở đâu chớ ở quê tôi có một ngôi đình Thần được công nhận di tích cấp tỉnh vào năm 2010. Trước đó tỉnh đã cho người xuống khảo sát ngôi đình để tìm cách trùng tu. Sau nhiều lần làm việc ngôi đình bây giờ càng hoang vu hơn.

Cần nói rõ đây, ngôi đình này có mặt tại vùng đất Gò Táo xã Tân Đông, Gò Công đã hơn trăm năm. Như mọi người nhìn thấy trong hình, đình Gò Táo có những hình hoa văn đã bạc màu, máy ngói âm dương đã xô lộn và còn có khắc con số 1907. Và chiếc sắc thần được phong cho ngôi đình dưới thời Nguyễn biến mất như một định mệnh hoang phế của ngôi đình Thần.

Bắt đầu từ con số là cả ngần ấy thời gian chứng kiến những sinh hoạt văn hóa, hội hè của một vùng quê trù phú như lễ Kỳ yên (16/2), Thượng điền (16/5), Hạ điền (16/8) và lễ Cầu Ông (16/11). Mỗi khi tổ chức lễ lạt, người ta mời đoàn hát bội về biểu diễn cho người dân quanh vùng đến xem. Tôi đã từng nghe tiếng trống chầu vang lên khiến tôi phải vội vàng tìm cách đi xem hát cho bằng được. Những ngày ấy đối người dân quanh vùng không còn nữa. Chiếc vòng kim cô “di tích” đã trùm lên mái đình và ngôi đình chỉ chờ đợi thời gian trôi qua mà sụp đổ.

Dù cám cảnh “Đền cũ lâu đài bóng tịch dương” (Bà Huyện Thanh Quan) nhưng liệu có thay đổi được gì? Có lần khi tôi nhắc đến việc này có một Facebooker đã nói nếu tôi có lòng như vậy sao không quyên góp hay kêu gọi mọi người trùng tu lại ngôi đình. Cả bao con người tới tận nơi khảo sát còn chẳng làm được gì nữa là tôi...

Mới đây, người ta đặt vấn đề “di tích” với một ngôi nhà thờ cổ và muốn đặt một chiếc vòng kim cô cho nó. Tôi không biết có nên làm vậy không khi bao nhiêu công trình kiến trúc độc đáo xây dựng từ thời còn là “Làng Thành Phố” hoặc xuống cấp hoặc biến mất. Một dinh tỉnh trưởng có lúc được cho thuê nuôi chim yến chắc cũng chỉ chờ tịnh trạng ngôi nhà trầm trọng rồi đập bỏ là xong. Đình Thần Gò Táo chắc cũng không hơn.

Hay “di tích” chỉ là xu hướng một thời?

Dương Kiều
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
Về đầu trang