AQ và Chí Phèo ơi, đừng oánh nhau nữa!

Nhìn vào các bài chia sẻ, like, bình luận trên các diễn đàn của giáo viên (hoặc thận trọng hơn thì gọi đó là diễn đàn mang tên/ nhân danh giáo viên) dưới các bài viết về bạo lực học đường có thể thấy việc phòng ngừa bạo lực học đường ở Việt Nam còn gian nan lắm. Người cổ vũ, bảo vệ cho việc uýnh học sinh đông như quân Nguyên. Khi quan điểm giá trị trong con người giáo viên không thay đổi, những ai bị xử lý khi đánh học sinh chẳng qua chỉ là người “không may bị lộ”, “tai nạn nghề nghiệp”. Có hai điểm tựa để cho những người tán đồng bạo lực học đường… lý luận và chính đáng hóa hành vi, quan niệm của bản thân. Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=827682334277176&id=100011062518050
AQ và Chí Phèo ơi, đừng oánh nhau nữa!
AQ và Chí Phèo ơi, đừng oánh nhau nữa!

Nhìn vào các bài chia sẻ, like, bình luận trên các diễn đàn của giáo viên (hoặc thận trọng hơn thì gọi đó là diễn đàn mang tên/ nhân danh giáo viên) dưới các bài viết về bạo lực học đường có thể thấy việc phòng ngừa bạo lực học đường ở Việt Nam còn gian nan lắm.

Người cổ vũ, bảo vệ cho việc uýnh học sinh đông như quân Nguyên.

Khi quan điểm giá trị trong con người giáo viên không thay đổi, những ai bị xử lý khi đánh học sinh chẳng qua chỉ là người “không may bị lộ”, “tai nạn nghề nghiệp”.

Có hai điểm tựa để cho những người tán đồng bạo lực học đường… lý luận và chính đáng hóa hành vi, quan niệm của bản thân.

Một là lý luận kiểu thầy cô như cha mẹ học trò như con nên uýnh là thương là dạy.

Sai!

Quan hệ thầy—trò và quan hệ cha mẹ—con cái khác nhau về bản chất. Trong quan hệ cha mẹ con cái yếu tố huyết thống rất quan trọng, sau đó là nuôi dưỡng rất quan trọng. Thầy cô 100% không đáp ứng được cả hai. Hơn nữa pháp luật và tiêu chuẩn luân lý hiện đại (Việt Nam cũng thế) cũng không công nhận việc cha mẹ đánh con nữa.

Vì vậy, thầy cô uýnh học trò là sai cả về phương diện đạo đức và pháp luật.

Nếu để ý sẽ thấy nạn nhân bị đánh hầu như là học sinh mầm non, tiểu học, lứa tuổi chưa đủ sức mạnh để tự vệ. Ngay cả ngoài vỉa hè, đánh kẻ yếu hơn mình, thậm chí không có khả năng tự vệ là chuyện dân gian coi là hèn hạ.

Hai là lý luận… ngày xưa các cụ đánh mạnh và nhờ thế nhiều thế hệ nên người.

Vâng. Vẫn nên người mà giờ ta thấy ở đâu cũng thấy sâu, thấy những kẻ hèn lấy miếng ăn làm tôn giáo. Đi đâu, ra khỏi nhà là ta bất an đến đấy vì sợ đặt nhầm niềm tin vào con người. Nếu giáo dục bằng roi vọt tốt thì nó phải khác chứ nhỉ?

Một số người bị bố mẹ thầy cô đánh vẫn nên người, thậm chí thành danh nhân vì có thể họ may mắn có thiên tư tốt, có chỗ dựa khác. Hoặc đa phần rơi vào trường hợp thầy cô, bố mẹ có đánh nhưng không quá đà và thầy cô, bố mẹ đó có nhiều cái khác làm cho họ hiểu được sự yêu thương của họ đối với con/ học trò.

Cái này là chuyện xưa nên có thể khoan dung, thể tất, thông cảm nhưng không nên mỹ hóa và cổ vũ.

Bố tôi xưa thi thoảng cũng cho tôi ăn đòn ra trò khi tôi phạm lỗi nghịch dại gì đó. Nhưng ông rất yêu thương tôi ở nhiều phương diện khác và luôn để tôi suy nghĩ tự do. Ông là giáo viên nhưng không đánh, chửi học sinh.

Vì thế dù bị bố đánh, tôi không bị ảnh hưởng lớn, và sau này khi hiểu bối cảnh xã hội khi đó, những khổ đau đã giày vò ông, nhất là khi có con tôi hiểu hơn và không có chút tổn thương hay mặc cảm tâm lý nào.

Nhưng nếu ước được, tôi vẫn ước không bị bố… đánh.

Kỳ lạ và cũng dễ hiểu là sau này ông lại chỉ lo các con ông tét đít cháu ông là… hỏng.

Phản đối bạo lực học đường không có nghĩ là tước đi công cụ giáo dục của thầy cô. Không kể nước ngoài, ngay cả Việt Nam rất nhiều thầy cô làm tốt công việc mà không phải dùng bạo lực.

Nó cũng không có nghĩa là học sinh muốn làm gì thì làm, phụ huynh mặc sức chen ngang.

Giáo viên cần nỗ lực học hỏi, thay đổi bản thân đồng thời cần hành động tích cực để thay đổi bộ máy giáo dục, môi trường giáo dục.

Muốn xã hội kính trọng mình mà không nâng tầm giá trị của mình thì rất khó.

Cầu thị, tự học không ngừng là “đường sống” của nghề thầy trong xã hội thông tin và chao đảo giá trị hiện nay.

P.s. Ở đây tôi chưa bàn đến chuyện bạo lực bằng lời. Nhiều giáo viên mắng hay nói với học sinh bằng thái độ và ngôn ngữ dưới chuẩn mực ứng xử thông thường.

Tất nhiên, ở góc độ khác phụ huynh có nhận thức nông cạn, hành xử hoang dã cũng không thiếu.

Hai bên cứ như AQ và Chí Phèo vật nhau làm con em cả làng ngơ ngác trong khi việc cần là buông nhau ra để học hỏi, bàn bạc và hợp tác.

Nguyễn Quốc Vương
Bài về chủ đề Giáo dục:
Về đầu trang