Kim Chính Ân

Trong khi rất cay cú với chủ nghĩa xã hội ở Venezuella thì đối với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trump chưa nói nửa câu mất lòng. Bởi vì Trump không quan tâm đến cái tên gọi mà quan tâm đến thực chất và xu hướng của nền kinh tế. Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội với tư cách là một thể chế kinh tế (kế hoạch hóa) để chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam chỉ còn giá trị đạo đức, không còn nội dung kinh tế nữa. Sau hơn 30 năm đổi mới, ở Việt Nam nhà nước lùi xa dần các hoạt động kinh tế, tuy vẫn còn nhiều lực cản và vô số những vấn đề nhức nhói, nhưng ở Việt Nam thị trường ngày càng nhiều hơn và xu thế đó là không thể đảo ngược. Các chính trị gia và bộ tham mưu của ông Trump cũng hiểu rằng tự do kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến tự do chính trị và quá trình này là tiệm tiến, chẳng có cách mạng cam cách mạng vàng nào có thể thay được các chính sách tự do hóa kinh tế do chính nhà nước Việt Nam thúc đẩy.
Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=2183317671727281&id=100001472083411
Kim Chính Ân
Kim Chính Ân

Chúng ta quen gọi ông nội Kim Il – sung của anh ta theo phiên âm Hán-Việt là Kim Nhật Thành, thì thỉnh thoảng cũng nên gọi Kim Yong-un là Kim Chính Ân cho đồng bộ. Chàng trai trẻ này đang là tâm điểm của truyền thông toàn thế giới. Và sắp tới đây, cả thế giới sẽ nhắc đến tên Việt Nam khi đưa tin về cuộc gặp lịch sử lần thứ 2 giữa anh ta với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây không chỉ là sự “ăn theo” ngẫu nhiên vì Việt Nam được chọn làm địa điểm gặp gỡ, mà còn hàm chứa một đạo lý.

Kim Chính Ân đang là một trong những nhà lãnh đạo quốc gia nổi tiếng nhất thế giới, nhưng chúng ta không biết thực chất gì về anh ta cả. Những gì chúng ta biết về anh ta là do truyền thông phương Tây và Hàn Quốc mô tả, sự mô tả này cũng do nghe người này người kia nói lại, và hình ảnh của anh ta co giãn theo diễn biến chính trị trên bán đảo Triều Tiên. Khi bán đảo Triều Tiên căng thẳng, anh ta là kẻ gian ác. Khi bán đảo Triều Tiên giảm nhiệt, anh ta là người tài giỏi xuất chúng. Không biết đâu mà lần.

Cuộc gặp thượng đỉnh tại Việt Nam tới đây đương nhiên không phải là cuộc đối đầu “ai thắng ai” giữa một chế độ có nền kinh tế tự do nhất thế giới và một chế độ là dinh lũy cuối cùng của kinh tế kế hoạch, mà là cuộc đối thoại hòa bình của những bộ óc xuất chúng. Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân để tự vệ, nói là bảo vệ đất nước nhưng thực chất là bảo vệ chế độ kế hoạch hóa. Mỹ quyết giải giáp cho được vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, nói là để bảo vệ hòa bình thế giới nhưng thâm ý là muốn xóa bỏ chế độ kế hoạch hóa của nước này. Phương Tây, đứng đầu là Mỹ muốn bán đảo Triều Tiên thống nhất trên nền tảng kinh tế thị trường. Còn Trung Quốc và Nga thì mục tiêu phức tạp hơn.

Từng đi học ở Thụy Sĩ, Kim Chính Ân hiểu phương Tây và hiểu xu thế của thời đại hơn là bố và ông nội của mình. Và không thể nói là anh ta không bị kinh tế thị trường thuyết phục. Anh ta biết rất rõ, nếu từ bỏ vũ khí hạt nhân trong khi vẫn giữ nguyên nền kinh tế kế hoạch hóa kéo theo đó là duy trì chế độ toàn trị, thì số phận của Triều Tiên sẽ không khác mấy so với số phận Iraq của Saddam Hussein và Libya của Muammar al-Gaddafi. Anh ta không dại. Nhưng không từ bỏ vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên trước sau gì cũng cạn kiệt nguồn lực trong vòng vây cấm vận và sự sụp đổ chỉ còn là thời gian. Cho nên Kim Chính Ân nhất định phải mặc cả.

Về phía Mỹ, khác với những người tiền nhiệm, Tổng thống Trump vốn là một doanh nhân không quen buôn gian bán lận, nên ông dĩ nhiên không chơi trò buôn gian bán lận trong chính trị. Để cho Triều Tiên tin, không phải chỉ hứa là đủ. Chúng ta chưa biết Mỹ yêu cầu những gì, Triều Tiên mặc cả những gì và hai bên đã thỏa thuận được những gì thực chất đằng sau những lời tuyên bố, nhưng hai bên đã bắt đầu tin tưởng nhau.

Sau cuộc gặp lần trước, Triều Tiên đã hé lộ một đường hướng. Đó là họ muốn cải cách theo mô hình của Việt Nam, là mô hình vừa đi theo kinh tế thị trường vừa giữ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là thông điệp mà Triều Tiên gián tiếp gửi đến người Mỹ.

Chúng ta cần biết rằng, tại Thông điệp liên bang vừa rồi, ông Trump nhấn mạnh, nước Mỹ không bao giờ là một nước xã hội chủ nghĩa (America will never be a socialist country). Một số “nhà dân chủ” ở Việt Nam hồ hỡi dẫn lại tuyên bố này, nhưng các vị hơi nhầm. Chủ nghĩa xã hội với tư cách là thể chế kinh tế kế hoạch hóa chưa bao giờ xuất hiện ở Mỹ và không bao giờ xuất hiện ở Mỹ được, hà cớ gì Trump lại tuyên bố không theo? “Chủ nghĩa xã hội” mà ông Trump bài bác ở đây chính là khuynh hướng của Đảng Dân chủ từng hiện thực hóa dưới triều Obama: Chính phủ can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế, duy trì mức thuế cao để mở rộng sứ mệnh của Chính phủ và thực hiện chính các chính sách an sinh xã hội quá mức cần thiết. Nhiều người Mỹ nói Obama theo chủ nghĩa xã hội là vì lý do đó.

Trong khi rất cay cú với chủ nghĩa xã hội ở Venezuella thì đối với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trump chưa nói nửa câu mất lòng. Bởi vì Trump không quan tâm đến cái tên gọi mà quan tâm đến thực chất và xu hướng của nền kinh tế. Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội với tư cách là một thể chế kinh tế (kế hoạch hóa) để chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, cụm từ “chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam chỉ còn giá trị đạo đức, không còn nội dung kinh tế nữa. Sau hơn 30 năm đổi mới, ở Việt Nam nhà nước lùi xa dần các hoạt động kinh tế, tuy vẫn còn nhiều lực cản và vô số những vấn đề nhức nhói, nhưng ở Việt Nam thị trường ngày càng nhiều hơn và xu thế đó là không thể đảo ngược. Các chính trị gia và bộ tham mưu của ông Trump cũng hiểu rằng tự do kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến tự do chính trị và quá trình này là tiệm tiến, chẳng có cách mạng cam cách mạng vàng nào có thể thay được các chính sách tự do hóa kinh tế do chính nhà nước Việt Nam thúc đẩy.

Bởi vậy, cuộc gặp lần này diễn ra ở Việt Nam là có hàm ý. Nếu như Triều Tiên quyết cải cách theo mô hình của Việt Nam thì chắc chắn sẽ được Mỹ ủng hộ. Khi ấy, Triều Tiên có thể yên tâm giải trừ hạt nhân mà không sợ Mỹ nuốt lời. Và khi ấy, hai miền trên báo đảo Triều Tiên sẽ có thể mở rộng giao thương, thiết lập các quan hệ làm ăn bình thường và nâng cấp dần để tạo tiền đề cho thống nhất. Hãy nhớ rằng, báo đảo Triều Tiên chỉ có thể thống nhất trên nền tảng kinh tế thị trường, cho nên chắc chắn rằng không thể thống nhất trong một tương lai gần. Còn tương lai xa tới đâu thì ta không thể dự đoán.

Vấn đề còn lại là nội bộ của Triều Tiên. Dù có một số thay đổi sau khi lên cầm quyền, nhưng bộ máy quyền lực toàn trị của Triều Tiên vẫn do bố của chàng trai này để lại. Anh ta nắm thực quyền tới đâu, anh ta có đủ khả năng cải cách bộ máy để có thể dùng bộ máy này chuyển tải nội dung cải cách kinh tế mà anh ta muốn hướng tới hay không chúng ta khó mà biết được. Và những gì sẽ diễn ra tiếp theo sau cuộc gặp này cũng còn phụ thuộc nhiều vào vấn đề nội bộ nói trên của Triều Tiên.

Hoàng Hải Vân
Bài về chủ đề Ngoại giao:
Về đầu trang