Người đàn ông cứu 669 trẻ em Do Thái thoát khỏi trại giam phát xít

Trên con đường làm người tốt, có thể chúng ta phải chiến đấu một mình, cô đơn lặng lẽ, nhưng lại luôn đáng để chúng ta lựa chọn. Bởi vì khi mà lựa chọn làm điều tốt, tâm hồn của chúng ta sẽ được bình yên.

Trên thế gian này, mỗi con người đều có quyền lựa chọn làm người lương thiện cũng như làm người thấp hèn tùy vào hành động của ta lúc đó. Sự lương thiện luôn tỏa sáng dù cho chỉ xảy ra ở nơi mà người khác không thấy được.
Source: https://trithucvn.net/doi-song/nguoi-dan-ong-cuu-669-tre-em-do-thai-thoat-khoi-trai-giam-phat-xit.html
“Người hùng” Nicholas Winton.
Vào năm 1988, tại phòng ghi hình của BBC, có một người đàn ông 79 tuổi được mời đến tham gia chương trình. Ông lặng lẽ ngồi ở hàng ghế đầu, nheo mắt nhìn, khuôn mặt của ông không có biểu cảm gì đặc biệt.

Bỗng tất cả khán giả xung quanh ông đứng dậy quay sang nhìn ông. Khi ấy không một ai nói gì cả, họ chỉ lặng lẽ, mỉm cười chăm chú nhìn ông cụ. Ông cụ ngơ ngác rồi ngạc nhiên quay đầu lại nhìn mà không hiểu đang xảy ra chuyện gì.

Sau vài phút yên lặng, đột nhiên cả khán phòng vỗ tay vang dội, tất cả mọi người nhìn ông bằng ánh mắt kính trọng và vỗ tay không ngừng.

Thì ra là người đàn ông này đã giấu một bí mật rất lớn mà không ai biết được ngoài bản thân ông suốt 50 năm.

“Người hùng” Nicholas Winton.
“Người hùng” Nicholas Winton.

Câu chuyện này rất dài, dài đến tận thế kỷ trước khi mà thế giới còn chìm trong khói lửa chiến tranh.

Người đàn ông này tên là Nicholas Winton. Vào năm 1938, ông chỉ là một thanh niên 29 tuổi bình thường ở Anh, nhưng vào Thế chiến thứ II, ông đã cứu sống hàng trăm đứa trẻ Do Thái từ trong đống xác người.
🌺 Trên con đường làm người tốt, có thể chúng ta phải chiến đấu một mình, cô đơn lặng lẽ, nhưng lại luôn đáng để chúng ta lựa chọn. Bởi vì khi mà lựa chọn làm điều tốt, tâm hồn của chúng ta sẽ được bình yên.

Trong chiến tranh loạn lạc, ông đã âm thầm giúp 669 trẻ em Do Thái chạy thoát khỏi doanh trại của phát xít Đức, ông đã sắp xếp 8 chuyến tàu đưa các em đến nước Anh và dùng tất cả tiền tiết kiệm của mình để giúp các em tìm được gia đình mới chỉ với mong muốn là để các em được sống tiếp. Ông đã một mình cứu sống 669 em nhỏ, khiến cho ánh sáng của lòng nhân đạo trở nên hết sức rực rỡ trong khoảng thời gian đen tối nhất ấy.

Chỉ là ông đã khóa tất cả câu chuyện và tài liệu về việc này vào một cái rương, rồi vứt vào một góc đầy bụi bặm ở tầng hầm.

Suốt 50 năm, ông chưa từng nhắc đến việc này với bất cứ ai, dù là người thân nhất. Ông tự giấu mình vào dòng người, như thể chuyện này chưa từng xảy ra trên trái đất hoặc đã vĩnh viễn biến mất…

Cho đến năm 1988, khi vợ của ông Winton quét dọn tầng hầm, bà bất cẩn đá phải một cái rương cũ. Khi mở ra, bà nhìn thấy hình ảnh của các trẻ em và danh sách được cứu bên trong chiếc rương, cánh cửa bí mật này cuối cùng đã bị mở ra. Mà khi cửa mở, bên ngoài kia là những người đang rơi nước mắt.

Khi bí mật được bật mí thì sự vinh dự cũng nhanh chóng đến theo. Nữ hoàng Anh đã đích thân phong ông làm Huân tước, nhà lãnh đạo của cộng hòa Séc dành tặng cho ông sự vinh dự cao quý nhất, trạm xe London cũng đúc tượng của ông, thậm chí người ta còn đặt tên ông cho một ngôi sao.

Đối với những việc này, ông Winton vẫn lặng lẽ như xưa: “Làm việc tốt không phải là để người khác biết đến. Tôi không cố ý giấu, chỉ là không nói ra mà thôi.”

Sau khi biết được sự việc, đài BBC đã mời ông Winton đến tham gia chương trình truyền hình. Người dẫn chương trình chậm rãi kể lại câu chuyện khi ấy, bỗng nhiên cô nói lớn tiếng về phía khán đài: “Xin hỏi, ở đây có ai là đứa trẻ đã từng được ông Winton cứu hay không?”

Một tiếng “Woah” vang lên, tất cả khán giả có mặt đều đứng dậy.

Vào giây phút ấy, dường như cả thế giới đều nhớ, còn ông Winton thì lại quên mất. Những đứa trẻ ngơ ngác bước xuống xe lửa năm đó nay đã già đi nhiều, có người tóc đã bạc. Những giọt nước mặt hòa cùng tiếng nấc giữa những tràng pháo tay rào rào!

Trong 50 năm qua, thậm chí họ không biết là từng có người vì để họ được sống tiếp mà đã dùng hết toàn bộ sức lực của mình để chống lại bóng tối của cả một thời đại. Sau khi thắp sáng cuộc đời họ, người này lại lặng lẽ giấu mình ở một góc khuất.

Vào năm 2015, ông Winton đã qua đời bình yên, hưởng thọ 106 tuổi.

Trên con đường làm người tốt, có thể chúng ta phải chiến đấu một mình, cô đơn lặng lẽ, nhưng lại luôn đáng để chúng ta lựa chọn. Bởi vì khi mà lựa chọn làm điều tốt, tâm hồn của chúng ta sẽ được bình yên.

Trên thế gian này, mỗi con người đều có quyền lựa chọn làm người lương thiện cũng như làm người thấp hèn tùy vào hành động của ta lúc đó. Sự lương thiện luôn tỏa sáng dù cho chỉ xảy ra ở nơi mà người khác không thấy được.

Minh Ngọc (theo Trí Thức VN)】
Về đầu trang