Nghìn năm hắc ám

Cuối cùng thì “vật thể lạ” tại bờ biển Phú Yên cũng được thông tin trên báo chí đích xác là ngư lôi của Trung Quốc. Vị trí ngư dân trục vớt cách bờ biển chỉ 4km, tức là rất sâu trong lãnh hải (12km từ đường cơ sở) của Việt Nam. Theo các chuyên gia quân sự, phạm vi hoạt động của ngư lôi chỉ tầm 40-50 km, tức là “vật chủ” phóng ngư lôi nằm đâu đó rất sâu trong vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Chúng ta đã không phát hiện được cả vật chủ lẫn ngư lôi.

Điều đó có nghĩa là một phép thử khác của người Trung Quốc đã phát huy tác dụng. Tại vì theo các chuyên gia, đây là một ngư lôi tập bắn. Kể cả tập bắn ngư lôi, họ vẫn hướng cái đầu đạn ấy về phía chúng ta, và chọn vị trí phên dậu của chúng ta. Nên nhớ, trước đó ngư dân Quảng Bình cũng vớt được một “vật thể lạ” khác được cho là thiết bị thăm dò.
Source: fb.com/nguyentuong.tuongnguyen.5/posts/2014747391976960
Biếm họa chống Trung Quốc xâm lược năm 1979.
Cuối cùng thì “vật thể lạ” tại bờ biển Phú Yên cũng được thông tin trên báo chí đích xác là ngư lôi của Trung Quốc. Vị trí ngư dân trục vớt cách bờ biển chỉ 4km, tức là rất sâu trong lãnh hải (12km từ đường cơ sở) của Việt Nam. Theo các chuyên gia quân sự, phạm vi hoạt động của ngư lôi chỉ tầm 40-50 km, tức là “vật chủ” phóng ngư lôi nằm đâu đó rất sâu trong vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Chúng ta đã không phát hiện được cả vật chủ lẫn ngư lôi.

Điều đó có nghĩa là một phép thử khác của người Trung Quốc đã phát huy tác dụng. Tại vì theo các chuyên gia, đây là một ngư lôi tập bắn. Kể cả tập bắn ngư lôi, họ vẫn hướng cái đầu đạn ấy về phía chúng ta, và chọn vị trí phên dậu của chúng ta. Nên nhớ, trước đó ngư dân Quảng Bình cũng vớt được một “vật thể lạ” khác được cho là thiết bị thăm dò.

Bài test về công nghệ quốc phòng cho chúng ta đã rõ. Người TQ đương nhiên không chỉ giản đơn như vậy. Họ đương nhiên luôn đính kèm một tệp thăm dò khác: Thái độ của Việt Nam! Thái độ đó có vẻ khá chậm chạp và bị động. Cho đến nay, sau rất nhiều hiện tượng, người phát ngôn bộ ngoại giao vẫn chưa thấy nói gì.

Bài test ấy, còn là thái độ giữa chúng ta với nhau, giữa nhà cầm quyền với nhân dân, thông qua các phương tiện truyền thông. Chúng ta vẫn cứ một sự bạc nhược cũ “tàu lạ”, “vật thể lạ”. Tờ Tuổi Trẻ, từ đầu có một động tác thông minh để “lách” kiềm tỏa đưa thông điệp “vật thể lạ có chữ Trung Quốc”.

Biếm họa chống Trung Quốc xâm lược năm 1979.
Biếm họa chống Trung Quốc xâm lược năm 1979.

Không ngẫu nhiên mà người Trung Quốc ngang nhiên mặc áo lưỡi bò ngang dọc nước Việt, sinh hoạt luông tuồng phách lối trên nước Việt, phô trương vũ khí trên vùng chủ quyền nước Việt. Tâm thế của kẻ mạnh vô luân luôn là thị uy và chọc gẹo.
💀 Chuyên gia quân sự Mỹ Scott C.Truver đã cảnh báo điều này, Trung Cộng có một kho thuỷ lôi khổng lồ. Hải quân Trung Cộng có 40 tàu rải mìn. Chỉ riêng chiếc Wolei 3,100 tấn đã có thể mang theo 300 quả mìn. Khoảng 150 máy bay tuần tra lẫn oanh tạc cơ cũng có thể rải mìn. Có thể, Trung Cộng hiện cũng sở hữu mìn di động phóng - cài từ tàu ngầm. Có thể nói việc Trung Cộng rải mìn khắp Biển Đông không phải là chuyện lạ.

An Nhiên (theo SBTN)

Nếu cứ nhún nhường hoặc im lặng, những hiện tượng khác sẽ đến với mật độ dày hơn và biên độ cao hơn. Họ cũng sẽ test được sự thống nhất nội tại giữa nhân dân và nhà cầm quyền. Khi nhân dân chỉ mặt đặt tên Trung Quốc, nhà cầm quyền vẫn gọi “nước lạ”, thì sự xung đột thái độ này cũng mang đến cái lợi cho họ. Nhiều năm qua, chỉ một sự kiện giàn khoan Hải Yến là chúng ta có sự thống nhất cao từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Vấn đề Trung Quốc là một vấn đề hệ trọng mà đương nhiên rất khó cho nhà cầm quyền và buộc họ phải uyển chuyển. Nhưng có lẽ, chọn một thái độ, một khái niệm trực diện vẫn không có gì quá mạo hiểm và cần thiết. Xuyên suốt một lịch sử song hành, những hào kiệt, những hung triều có một mẫu số là thái độ rắn rỏi cho Trung Quốc. Không gây hấn, nhưng luôn rắn rỏi.

Người Trung Quốc vẫn luôn chọn một tâm thế cương cường, kể cả trong thời đại mở. Và họ luôn gọi tên Việt Nam trong những toan tính hắc ám của mình. Kinh tế lệ thuộc, công nghiệp lạc hậu, gây hấn biên giới. Con ốc bươu vàng phá hoại mùa màng đến từ Trung Quốc, trước đây chúng ta nuôi cảnh. Thuốc chuột 3 đời cũng đến từ Trung Quốc.

Tân Tử Lăng, trong cuốn “Mao Trạch Đông, nghìn năm công tội” vạch tội trạng của Mao, không quên bịa tạc, vu vạ chi tiết Việt Nam mượn Trung Quốc đảo Bạch Long Vỹ!

Người Trung Quốc nghìn năm hắc ám, hôm nay là ngư lôi, ngày mai có thể là chiến hạm. Mỗi động thái nhỏ, họ đều hướng đến Việt Nam. Còn chúng ta, chúng ta gọi họ là “vật thể lạ”, “tàu lạ”, “nước lạ” cho đến bao giờ?

Nguyễn Tiến Tường
Bài về chủ đề Chiến tranh-Quân sự:
Về đầu trang