10 tổng kết, nhận định của chuyên gia sau khi bão USAGI đổ bổ vào Việt Nam

Cho đến tận buổi tối ngày 25/11/2018, báo chí còn đưa tin rất nhiều phụ huynh thắc mắc gọi điện thoại cho thầy cô giáo, để hỏi xem có nên đưa con đi học vào ngày hôm sau - 26/11/2018 hay không. Còn thầy cô giáo thì chờ chỉ đạo từ Sở Giáo Dục Tp.HCM. Chẳng lẽ phụ huynh không đọc thấy các tin về thiệt hại, chết người và ngập nặng trên toàn thành phố của họ chăng? Chẳng lẽ là các bậc cha mẹ, nhìn thấy thực tế bên ngoài đường, họ cũng không đủ khả năng để nhận định tình hình và quyết định điều gì là an toàn và tốt cho chính con cái của họ, nhất là nếu một thảm họa tự nhiên xảy ra? Tại sao họ lại phải cần chờ đợi đến quyết định của người khác, những người chẳng liên quan gì đến tính mạng và sức khỏe của con cái mình? Điều đó cho thấy phụ huynh ở tại thành phố này hoàn toàn chưa trưởng thành, chưa hiểu điều gì cần thiết cho gia đình của mình, và chưa độc lập trong ý thức làm cha làm mẹ. Đây là mầm mống chắc chắn dẫn đến một xã hội loạn lạc khi thảm họa xảy ra. Người lớn còn không đủ kỹ năng và khả năng nhận định tình hình trong trường hợp khẩn cấp, thì làm sao che chở và bảo vệ cho con cái và cháu chắt của mình? Source: fb.com/savio.nguyendatan/posts/10218155503463052
Căn nhà trên xã Phước Tĩnh, huyện Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu bị gió giật sập.
10 tổng kết, nhận định của chuyên gia sau khi bão USAGI đổ bổ vào Việt Nam

Sau khi cơn bão USAGI đổ bộ vào Việt Nam ngày hôm qua — 25/11/2018, chúng tôi đã ghi nhận lại được những điều sau đây để tất cả chúng ta rút kinh nghiệm:

⚡ 1. Theo thống kê của NOAA-GFS(Meteo) (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ) và GDACS/JTWC (Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp giữa Hải quân và Không quân Hoa Kỳ), cùng với Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (Japan Meteorological Agency), cơn bão USAGI-18 có khả năng tàn phá thuộc loại cao đối với các quốc gia mà nó ảnh hưởng, vì đã trở thành siêu bão Cat.1 trên thang đo quốc tế Saffir–Simpson, với sức gió mạnh nhất là 130km/g.

⚡ 2. Bão có đường đi phức tạp từ Philippines đến Việt Nam, tăng cấp khi bắt đầu vào Biển Đông, và hoàn toàn lệch về phía Nam so với dự báo ban đầu của nhiều cơ quan khí tượng. Lẽ ra cơn bão này đã đổ bộ vào Bình Thuận - Khánh Hòa, nhưng đã đi về phía Nam và đổ bộ vào cửa biển sông Sài Gòn - miền Đông Nam Bộ. Vào thời điểm đổ bộ vào Việt Nam, hoàn lưu của bão ảnh hưởng đến ít nhất 19,5 triệu người Việt Nam.

⚡ 3. Bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam chậm hơn 6 tiếng đồng hồ so với dự kiến, vì đã có một giai đoạn tích thêm nhiệt và hơi nước trước khi đổ bộ. Dù được dự báo giảm cấp thành bão nhiệt đới cấp 12 theo thang đo Việt Nam trước khi tiến vào bờ biển Cần Giờ, cơn bão đã ngậm thêm rất nhiều hơi nước và đã trút trung bình 250-300mm nước mưa trên mỗi 10km đường đi của nó.

Căn nhà trên xã Phước Tĩnh, huyện Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu bị gió giật sập.
Căn nhà trên xã Phước Tĩnh, huyện Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu bị gió giật sập.

⚡ 4. Giờ đổ bộ vào cửa biển Cần Giờ là gần 1 giờ chiều ngày 25/11/2018, và đến tận 4 giờ chiều cùng ngày, bão mới bắt đầu ảnh hưởng nặng nề đến đô thị đông dân nhất miền Nam là Sài Gòn. Đó là điều khiến tất cả cơ quan dự báo thời tiết đều sai (dự báo thời gian bão đổ bộ lúc 7 giờ sáng) và gây cho người dân Nam Bộ - không có kinh nghiệm về bão - sự chủ quan và coi thường mối hiểm họa.

⚡ 5. Tuy bão giảm cấp xuống áp thấp nhiệt đới, nhưng thật ra, nó vẫn là một cơn bão cấp 9-10, giật cấp 12 theo thang đo quốc gia. Đó hoàn toàn không phải là một cơn áp thấp bình thường như người ta lầm tưởng, vì có lịch sử di chuyển từ vùng Tây Thái Bình Dương qua Biển Đông và đánh vào miền Nam Việt Nam. Nó tích tụ nhiều hơi nước, có đường đi phức tạp, có độ phủ hoàn lưu bão rộng hơn 100km về bán kính, có "đuôi nhiễu loạn thời tiết" gây mưa lớn và gió to cho khu vực sau khi nó đi qua. Thậm chí, vùng nhiễu loạn này còn trải dài ra tận ngoài Khánh Hòa - Bình Thuận.

⚡ 6. Khi đổ bộ vào Cần Giờ - Bà Rịa Vũng Tàu, bão đã bứng đi gần 100 cây cổ thụ. Điều đó chứng tỏ sức gió của nó vẫn đang tiệm cận ở mức trên 100 km/g mới có thể gây trốc gốc các cây cổ thụ có rễ cọc đâm sâu ít nhất 1 mét đất.

⚡ 7. Khi vào đến Sài Gòn, bão đã gây ngập sâu gần như 3/4 diện tích thành phố này. Điều đó chứng tỏ hạ tầng cơ sở của đô thị đông dân nhất Việt Nam này không có khả năng chống chịu được một thảm họa do một cơn bão có sức mạnh tối thiểu Cat.1. Và trong tương lai, sẽ có rất nhiều bão Cat.1, Cat.2 hoặc Cat.3 vào miền Nam Việt Nam.

⚡ 8. Về phần Sài Gòn qua cơn bão này, rất tiếc là Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm chưa hình thành và chưa có nhiều người ở nên không có nhiều hình ảnh truyền thông để chứng minh được rằng, vùng này thấp và dễ trở thành nơi "bẫy con người trong thảm họa siêu bão" theo nhận định của chúng tôi. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn qua những khu vực ngập nước nặng ở Sài Gòn, như Q.7, Q.2 (Thảo Điền), Q. Bình Thạnh, Huyện Bình Chánh, Q. Tân Phú, Q. 11, Q.12 - đều là những nơi có đất thấp và lịch sử địa hình ngậm nước, thì Thủ Thiêm sẽ còn tệ hơn thế trong tương lai, khi mà một cơn bão Cat.1 đổ bộ vào cửa biển Cần Giờ như hôm nay.

Tại Ninh Thuận, đêm qua, tuyến đường sắt đoạn qua ga Kà Rôm đến ga Phước Nhơn, huyện Ninh Hải bị tê liệt do ngập trong nước, có đoạn sâu gần một mét. Ngoài ra, mưa lớn gây xói mòn đất, sạt lở đường sắt khiến các tàu đi qua đây phải dừng lại vào các ga lân cận tránh chờ thông đường. Hàng trăm hành khách bị mắc kẹt. Lực lượng chức năng đang khắc phục sự cố.
Tại Ninh Thuận, đêm qua, tuyến đường sắt đoạn qua ga Kà Rôm đến ga Phước Nhơn, huyện Ninh Hải bị tê liệt do ngập trong nước, có đoạn sâu gần một mét. Ngoài ra, mưa lớn gây xói mòn đất, sạt lở đường sắt khiến các tàu đi qua đây phải dừng lại vào các ga lân cận tránh chờ thông đường. Hàng trăm hành khách bị mắc kẹt. Lực lượng chức năng đang khắc phục sự cố.

⚡ 9. Cho đến tận buổi tối ngày 25/11/2018, báo chí còn đưa tin rất nhiều phụ huynh thắc mắc gọi điện thoại cho thầy cô giáo, để hỏi xem có nên đưa con đi học vào ngày hôm sau - 26/11/2018 hay không. Còn thầy cô giáo thì chờ chỉ đạo từ Sở Giáo Dục Tp.HCM. Chẳng lẽ phụ huynh không đọc thấy các tin về thiệt hại, chết người và ngập nặng trên toàn thành phố của họ chăng? Chẳng lẽ là các bậc cha mẹ, nhìn thấy thực tế bên ngoài đường, họ cũng không đủ khả năng để nhận định tình hình và quyết định điều gì là an toàn và tốt cho chính con cái của họ, nhất là nếu một thảm họa tự nhiên xảy ra? Tại sao họ lại phải cần chờ đợi đến quyết định của người khác, những người chẳng liên quan gì đến tính mạng và sức khỏe của con cái mình? Điều đó cho thấy phụ huynh ở tại thành phố này hoàn toàn chưa trưởng thành, chưa hiểu điều gì cần thiết cho gia đình của mình, và chưa độc lập trong ý thức làm cha làm mẹ. Đây là mầm mống chắc chắn dẫn đến một xã hội loạn lạc khi thảm họa xảy ra. Người lớn còn không đủ kỹ năng và khả năng nhận định tình hình trong trường hợp khẩn cấp, thì làm sao che chở và bảo vệ cho con cái và cháu chắt của mình?

⚡ 10. Đây là dịp để người dân Sài Gòn biết thế nào là bão thực sự. Vì vậy, chúng ta đừng chủ quan và xem thường thảm họa do khí hậu và thiên nhiên mang lại nữa. Đây là lúc bắt đầu kỷ nguyên Biến đổi Khí hậu rồi, và bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, bất ngờ, cực đoan và rất tàn khốc. Do đó, người khôn ngoan thì biết xây nhà trên đá, chứ không phải trên cát.

Thân mến.
Nguyen Dat An

Bài về chủ đề Tổng hợp:
Về đầu trang