Chìm trong khủng hoảng, liệu ông Trump có thay đổi lập trường cứng rắn với Trung Quốc?

Có lẽ ông Trump giờ này đang bận bịu với chuyện nội bộ nên thật đáng tiếc ông phải gác lại cuộc chiến thương mại với Trung quốc. Chính trường Mỹ có những sự vô lý đặc thù của nó mà không ai có thể thay đổi. Những quy định khó chịu của nước Mỹ như là bầu cử giữa kỳ có một lịch sự quá lâu dài từ thời lập quốc của Mỹ. Một nước Mỹ đầy cởi mở nhưng một nước Mỹ cũng đầy bảo thủ là đây.
Chìm trong khủng hoảng, liệu ông Trump có thay đổi lập trường cứng rắn với Trung Quốc?

Có lẽ ông Trump giờ này đang bận bịu với chuyện nội bộ nên thật đáng tiếc ông phải gác lại cuộc chiến thương mại với Trung quốc. Chính trường Mỹ có những sự vô lý đặc thù của nó mà không ai có thể thay đổi. Những quy định khó chịu của nước Mỹ như là bầu cử giữa kỳ có một lịch sự quá lâu dài từ thời lập quốc của Mỹ. Một nước Mỹ đầy cởi mở nhưng một nước Mỹ cũng đầy bảo thủ là đây.

Chỉ còn vài tuần nữa là nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử, nhưng lúc này những quả bom tấn liên tục nổ ra hướng các mảnh bom về phía ông Trump khiến ông vô cùng vất vả chống đỡ. Trong số các quả bom tấn, có 2 quả nặng ký là bài viết nặc danh trên tờ New York Times và cuốn sách của tay nhà báo từng hạ thủ tổng thống Nixon bằng một cuốn sách moi móc Đảng Cộng Hòa trong vụ Watergate.

Với bài báo nặc danh trên New York Times, nó đã gây ra một dư luận đáng kể nhắm vào uy tín của ông Trump nhưng nó cũng gây ra một sự giận dữ của công chúng Mỹ với Ban biên tập về tính nặc danh của bài báo và mục đích đăng bài. Có đến 25 ngàn email gửi về tòa soạn chất vấn một số vấn đề như vì sao phải nặc danh, tòa soạn đã tiếp cận người viết bài hay ngược lại, vì sao phải tung bài báo ra lúc này khi mà nó lẽ ra có thể đăng lên từ lâu...

Tòa soạn New York Times dĩ nhiên phải tìm cách trả lời nhưng qua đó chúng ta thấy, công chúng Mỹ vẫn có cái nhìn riêng của họ, báo chí Mỹ không dễ qua mặt họ. Cũng như ở Việt Nam, chúng ta cũng chỉ tin báo chí Việt chừng vài chục phần trăm chứ không ai tin cả trăm phần trăm.

Một sự kiện quan trọng khác là cựu Tổng thống Bush, có lẽ chịu hết nổi nên cũng phá lệ, quay trở lại chính trường Mỹ để ủng hộ ông Trump vì phía Dân Chủ, ông Obama đã phá lệ trước mấy tuần nay rồi. Như vậy rõ ràng lần bầu cử giữa kỳ này là một “cuộc đua kỳ thú” chưa từng có.

Các cuộc thăm dò ngay lúc này cho thấy ông Trump bị giảm điểm ủng hộ xuống còn 36% nhưng điểm này cũng như các chỉ số chứng khoán, thay đổi rất nhanh. Mà lúc này đến khi bầu cử còn khá dài. Chúng ta nhớ lại trong cuộc bầu cử hồi 2016, các cuộc thăm dò sát nút cho thấy bà Hillary dẫn điểm rất cao nhưng kết quả kiểm phiếu cho đến gần cuối thì mới ngã ngửa ra cả làng.

◪ Liệu ông Trump có bỏ rơi vấn đề Trung Quốc? 

Tôi trở lại vấn đề chiến tranh thương mại vì đây là cái mà chúng ta mong chờ, còn những gì xảy ra ở chính trường Mỹ cũng khá xa xôi với người Việt Nam. Như tôi đã phân tích trong các bài trước, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không phải là cuộc chiến do ông Trump dựng lên. Hay nói cách khác như tác giả Nguyễn Danh Dy, khi cử tri Mỹ bỏ phiếu, họ không bỏ cho ông Trump mà bỏ cho lập trường chính trị của ông ấy, bỏ cho quan điểm cứng rắn về Trung quốc của ông ấy. Chúng ta thấy khi vấn đề cấm người Hồi giáo nhập cảnh Mỹ, từ người dân Mỹ cho đến chính khách, nghị sĩ, giới chức Mỹ phản đối, thì vấn đề cứng rắn với Trung quốc, hầu như tất cả đều đồng thuận. Vì đây là ý chí của nước Mỹ.

Cho nên giả sử nếu phe Cộng Hòa bị thất thế trong quốc hội, thì chiến tranh với Trung quốc cũng không có gì thay đổi. Và nếu ông Trump ra khỏi Nhà Trắng, thì chiến tranh với Trung quốc cũng không có gì thay đổi.

Trần Đình Thu

Bài mang tính nghiên cứu:
Về đầu trang