Lên mặt dạy dân làm người


Khi lòng yêu nước của nhân dân dâng cao, chúng lại mang bọn nghệ sỹ nửa mùa và thờ ơ trước những biến động của xã hội để lên mặt dạy dân chúng về lòng yêu nước. Có lời nào nêu bật lên được sự khốn tệ của những kẻ này hay không, khi lòng yêu nước của chúng là được chỉ thị và theo mệnh lệnh yêu cầu? Nhưng loại người không có tiếng nói về giá trị nhân sinh gì trong xã hội thì làm sao đủ tư cách để lớn tiếng dạy dỗ người dân một nước?

Ngày xưa ông Hồ vào tù, ra tội nhe một lẽ thường tình. Ông cũng tham gia đi biểu tình rất nhiều đợt, cùng cả những Tôn Đức Thắng, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu,... và họ được coi là những người yêu nước, những người vì dân tộc và quốc gia, được tôn vinh và hết lời ngợi ca. Nhưng trớ trêu thay là những thời mà họ lên án sự man rợ của nó thì nó lại cho người dân cái quyền biểu tình như một giá trị tiến bộ của con người. Thời Pháp thuộc, chính phủ Pháp cho người dân được quyền biểu tình.

Và vì thế mà tháng 08/1945 Việt Minh mới biểu tình và lật đổ được Chính phủ Trần Trọng Kim để lập nên nhà nước VNDCCH. Thời VNCH, Việt Minh thông qua Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam để tố chức các cuộc biểu tình và duy trì như một chính phủ thứ 2 bên cạnh Chính thể VNCH và rồi những cuộc biểu tình liên tiếp được tạo ra phản đối chính phủ VNCH. Và thời này thì họ cũng ghi nhận biểu tình là một quyền hợp hiến và người dân có quyền thực hiện nó.

Những ngày trước, trong cách mạng, những nghệ sỹ dùng mọi lời thơ, tiếng hát, tác phẩm văn chương để cổ vũ cách mạng và nhân dân trường kỳ kháng chiến cứu nước. Hàng loạt tên tuổi lớn về văn chương, thơ ca và nghệ thuật vẫn còn được nhắc đến ngày nay, trên cả hai bình diện, ủng hộ hay không còn ủng hộ cộng sản nữa. Những người đó góp công lớn cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để trở nên độc lập.

Thế nhưng, ngày nay, những đám nghệ sỹ tay chân, họ được dùng để ru ngủ dân chúng qua những thước phim, vở kịch, bài ca, áng văn, thơ phù phiếm, hời hợt, cạn nông, xa rời đời sống thực tiễn, làm cho đời sống tinh thần ngày càng tẻ nhạt và mất đi giá trị mà nó đáng ra phải có. Chúng không đủ tư cách để nói về lòng yêu nước của nhân dân, khi chúng chỉ là những kẻ phát ngôn về những ngôn từ theo mệnh lệnh của kẻ khác.

Cũng ngày nay, họ coi những người dân biểu tình là những đám ngu dốt, ít học, dễ bị kích động và dễ bị lợi dụng. Họ coi những kẻ này là những kẻ phản động và cần phải bị bắt bớ hay xử lý theo những ngôn từ thoá mạ hết sức ghê tởm, không khác gì những kẻ chỉ có sự phá hoại và chẳng khác gì hơn những loại dã man cần phải lên án và xử lý. Những kẻ vì mấy đồng tiền nhỏ mọn bán rẻ lương tâm và gây tao loạn cho dân tộc.

Những kẻ này là thế, chúng tiếp tục muốn biến mình thành những kẻ nô lệ không chỉ trong lĩnh vực nghệ thuật, mà còn là đối với chính thân phận của chúng, trong sự tự hào ngạo mạn nhưng là sự ngu xuẩn của mình, mà rồi chúng còn chường mặt lên công luận để dạy nhân dân về cách làm người cao cả và chân chính, nhất là khi đứng trước vận mệnh của tổ quốc và trước những đòi hỏi của thời cuộc đang hiện hữu ra.

LS Luân Lê
Về đầu trang