Nước Mỹ và 4 sai lầm trong 8 đời tổng thống với Trung Quốc

0
Bắt nguồn từ các đời Tổng thống của nước Mỹ. Họ đã ảo tưởng và đặt niềm tin sẽ chuyển hoá được Trung Quốc theo quỹ đạo của Mỹ. Sai lầm này bắt đầu từ năm 1972 khi Tổng thống Richard Nixon thăm Trung Quốc sau những chuyến đi bí mật của "cú đêm" H. Kissinger. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó tỏ thái độ ủng hộ chiến lược của Mỹ đối với Liên Xô và khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Đổi lại, Mỹ sẽ hỗ trợ Trung Quốc sau cuộc "Cách mạng văn hoá" và vấn đề Đài Loan. Sự kiện này đã mở ra nhiều thay đổi lớn đối với sự phát triển của Trung Quốc. Khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam kết thúc. Đặng Tiểu Bình, người đứng đầu Trung Quốc khi đó đã làm cho Tổng thống Mỹ thời đó là Jimmy Carter tin rằng: Trung Quốc sẽ thành Quốc gia hiện đại, Dân chủ và tránh xung đột với phương Tây. Đáp lại, Carter đã dành sự ủng hộ vai trò của Trung Quốc với châu Á và cho phép nhiều Tập đoàn lớn như Nike, Cocacola, KFC... của Mỹ đặt cơ sở sản xuất và làm ăn ở Trung Quốc. NGUỒN: https://fb.com/huy.luu.1297/posts/pfbid0WHyQGbVdyrfsSGN3zRjGQ4U1DQbiH5aBM2iVE3qMg6QjfQ8kVzyJQewxR3e9zJKGl
Tổng thống Mỹ Barack Obama xuống máy bay bằng cửa thoát hiểm khi thăm TQ năm 2015.

Trong cuốn sách Cuộc marathon 100 năm-Chiến thuật bí mật của Trung Quốc nhằm thay thế Mỹ trong vai trò Siêu cường toàn cầu tác giả Michael Pillsbury một chuyên gia an ninh kỳ cựu làm việc từ thời tổng thống Mỹ Richard Nixon cho rằng từ lâu Mỹ đã bị Trung Quốc đánh lừa. Qua đó, có những giả định sai lầm về Trung Quốc. Dành cho Trung Quốc vô số hạng mục trợ giúp trên mọi lĩnh vực. Để rồi từ đó Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ đe dọa vị thế của Mỹ. Vậy Mỹ đã phạm phải những sai lầm nào đối với Trung Quốc?

Sai lầm thứ nhất và lớn nhất


Bắt nguồn từ các đời Tổng thống của nước Mỹ. Họ đã ảo tưởng và đặt niềm tin sẽ chuyển hoá được Trung Quốc theo quỹ đạo của Mỹ. Sai lầm này bắt đầu từ năm 1972 khi Tổng thống Richard Nixon thăm Trung Quốc sau những chuyến đi bí mật của "cú đêm" H. Kissinger. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi đó tỏ thái độ ủng hộ chiến lược của Mỹ đối với Liên Xô và khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Đổi lại, Mỹ sẽ hỗ trợ Trung Quốc sau cuộc "Cách mạng văn hoá" và vấn đề Đài Loan. Sự kiện này đã mở ra nhiều thay đổi lớn đối với sự phát triển của Trung Quốc. Khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam kết thúc. Đặng Tiểu Bình, người đứng đầu Trung Quốc khi đó đã làm cho Tổng thống Mỹ thời đó là Jimmy Carter tin rằng: Trung Quốc sẽ thành Quốc gia hiện đại, Dân chủ và tránh xung đột với phương Tây. Đáp lại, Carter đã dành sự ủng hộ vai trò của Trung Quốc với châu Á và cho phép nhiều Tập đoàn lớn như Nike, Cocacola, KFC... của Mỹ đặt cơ sở sản xuất và làm ăn ở Trung Quốc.

Khi Bill Clinton làm Tổng Thống, ông đã đặt niềm tin "Trung Quốc sẽ trở thành một nền kinh tế thịnh vượng, giàu có hơn. Họ sẽ trở thành như chúng ta", tức Mỹ. Có nghĩa là Trung Quốc sẽ đi theo một nền Dân chủ dân sự giống như phương Tây. Những lập luận này được chính quyền Clinton áp dụng mạnh mẽ hơn vào cuối nhiệm kỳ thứ 2 của ông. Clinton đã có nhiều chính sách để đưa Trung Quốc vào cuộc chơi của Mỹ. Trong đó có việc gây áp lực lên các nhà lập pháp Mỹ để đưa Trung Quốc vào tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001. Clinton đã ký thông qua việc bình thường hoá quan hệ thương mại với Trung Quốc. Bước đi này nhằm mở cửa thị trường rộng lớn Trung Quốc cho doanh nghiệp Mỹ. Bước đi này nhằm giúp cho Trung Quốc gia nhập thương mại Quốc tế với lập luận rằng: "Đưa Trung Quốc gia nhập vào tổ chức thương mại toàn cầu sẽ giúp Trung Quốc trở thành thành viên đáng tin cậy và có trách nhiệm trong quan hệ Quốc tế". Đây là dấu mốc quan trọng trong chính sách "làm bạn với kẻ thù" của Hoa Kỳ. Trung Quốc đã trở thành "đối tác tin cậy của Hoa Kỳ" do Clinton tạo ra.

Những năm sau đó Nhà Trắng, Quốc hội Hoa Kỳ đã đối xử mềm dẻo, nhân nhượng với Trung Quốc. Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng: Tổng thống Goerge Bush đã có nhiều nhân nhượng, bảo hộ cho Trung Quốc về thương mại do bị ám ảnh bởi cuộc chiến ở Iraq, cuộc chiến chống khủng bố sau sự kiện 11/9/2001 nên đã không nhìn thấy tai họa từ Trung Quốc. Barack Obama trúng cử tổng thống Hoa Kỳ trong bối cảnh đất nước đã suy thoái nghiêm trọng và phần lớn giới Chính trị ở Nhà trắng và Quốc hội đã nhận ra mối nguy hại từ Trung Quốc. Cần phải có chính sách để tái cân bằng. Nhưng cố vấn và nội các của ông như Bộ trưởng thương mại, giám đốc hội đồng An ninh Quốc gia, bộ trưởng tài chính... và nhiều quan chức cấp cao của bộ Ngoại giao làm cho Obama vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ trỗi dậy hoà bình và tốt cho nước Mỹ. Hệ quả là ông Obama không đưa ra được chính sách nào để giải quyết vấn đề mà còn đưa ra quyết định sai lầm tệ hại là vay tiền của Trung Quốc nhằm giải quyết thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ. Ông cũng không kiểm soát được nội bộ khi trong nội các của ông có những nhân vật liên kết với Trung Quốc để thao túng phố Wall và tạo ra sự thao túng ở quỹ đầu tư Quốc gia. Gây thiệt hại lớn hệ thống kinh tế Hoa Kỳ.

Sai lầm thứ hai


Chính sách cởi mở nhập cư đã làm cho Trung Quốc mạnh lên. Chính sách này cho phép người Trung Quốc nhập cư ồ ạt vào Mỹ. Kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ đã có hàng triệu người Hoa vào Mỹ kể cả hợp pháp và bất hợp hợp vẫn được chấp nhận. Gần đây, Nhà trắng đã đưa ra công luận số liệu mỗi năm có khoảng 750.000 người Trung Quốc được cấp Visa vào Mỹ. Họ là những nhà báo, sinh viên, doanh nhân, các nhà nghiên cứu và khách du lịch. Những người này nhanh chóng hoà nhập vào cộng đồng người Mỹ gốc Hoa tạo thành các khu phố Hoa kiều. Nơi đây trở thành các trung tâm truyền bá văn hoá, ẩm thực, lối sống cho người Mỹ. Cổ vũ cho người Mỹ dùng hàng Trung Quốc và thu thập thông tin có lợi cho Trung Quốc. Nói một cách tổng quát "họ là những nhân tố quan trọng làm chuyển hoá xã hội Mỹ từ bên trong bằng các giá trị của Trung Quốc".

Sai lầm thứ ba


Mở cửa thương mại. Hoa Kỳ đã rất sớm ký các hiệp định thương mại với Trung Quốc với các điều khoản ưu đãi thuế quan và không hạn chế mặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó còn tác động vào các nước phương Tây nhằm hỗ trợ thương mại cho Trung Quốc. Sự cởi mở này đã tạo điều kiện cho hàng hoá của Trung Quốc tràn ngập vào Mỹ bằng chính ngạch. Được thương nhân Hoa kiều tiếp tay, hàng hoá nhanh chóng đến tay người tiêu dùng Mỹ với giá rẻ hơn nhiều hàng hoá sản xuất từ Mỹ đã tạo cho người Mỹ thói quen dùng hàng giá rẻ từ Trung Quốc. Hậu quả của việc này là các hãng xưởng của Mỹ làm ăn thua lỗ phải đóng cửa, kéo theo hàng triệu lao động Mỹ thất nghiệp, đời sống điêu đứng.

Sai lầm thứ tư


Mở cửa giáo dục. Chính sách sai lầm trầm trọng này đã tạo điều kiện cho sinh viên Trung Quốc đến Mỹ học tập ở các trường Đại học danh tiếng. Nơi có các trung tâm nghiên cứu hàng đầu Thế giới như trung tâm Kotex, học viện công nghệ Masachusetts, Harvar, Stanford... các trường này đã nhận được hàng tỷ đô la tiền học phí nên dễ dàng chấp nhận mỗi năm khoảng 120.000 sinh viên từ Trung Quốc. Sinh Viên Trung Quốc được đánh giá thường rất giỏi. Họ nhạy bén tiếp cận nhanh với các nhà khoa học ở các trường Đại học và các cơ sở nghiên cứu. Bên cạnh đó Trung Quốc tạo ra nhiều dự án hấp dẫn về tiền bạc nhằm lôi kéo các nhà khoa học Mỹ làm việc cho mình. Các trung tâm khoa học cũng nhận hàng tỷ đô tài trợ nghiên cứu nên không thể thể từ chối các nhà nghiên cứu Trung Quốc hợp tác, từ đó người Trung Quốc tiếp cận, kết thân và mua chuộc để đánh cắp công nghệ, kể cả công nghệ Quốc phòng tuồn về Trung Quốc.

∎ Những sai lầm của 8 đời Tổng thống Mỹ đã giúp cho Trung Quốc nhanh chóng tiếp cận vào Chính trị, kinh tế và đời sống xã hội của nước Mỹ. Sau 40 năm nước Mỹ đã nhìn nhận Trung Quốc đã gây nhiều thiệt hại cho mình như các doanh nghiệp vừa và nhỏ sụp đổ, nền kinh tế Mỹ đối diện nguy cơ từ các thao túng tiền tệ, thủ đoạn thương mại, hỗ trợ phá giá hàng hoá bất hợp pháp hàng hoá xuất khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Hậu quả là Mỹ mất đi nguồn thu lớn từ xuất khẩu hàng hoá. Trung Quốc tấn công vào ngành công nghiệp Mỹ khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ sụp đổ hoặc phải chuyển hoạt động qua Trung Quốc để nhận ưu đãi và nguồn nhân công giá rẻ sau đó bán trở lại hàng hoá giá rẻ cho Mỹ khiến hàng triệu lao động Mỹ thất nghiệp. Uỷ ban Mỹ Trung đã đánh giá, hoạt động gián điệp của Trung Quốc rộng đến nỗi chúng trở thành nguy cơ lớn nhất với công nghệ Mỹ. Mạng lưới gián điệp đã đánh cắp những bí mật như bom B1B, hỏa tiễn delta 4, hệ thống dẫn đường tên lửa liên lục địa, máy bay tàng hình, tàu vũ trụ con thoi, hệ thống phóng máy bay trên tàu sân bay, máy bay không người lái, thiết kế lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm... Nguy hiểm hơn, Trung Quốc đã tạo dựng mối quan hệ với các nhân vật tầm cỡ trong Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan nghiên cứu, thị trường tài chính phố Wall, các ông trùm ngành ngân hàng... Thông qua những lợi ích Trung Quốc dành cho họ, từ đó họ có những tác động gây hại cho nước Mỹ và làm tay trong của Trung Quốc, gây phân hoá và chia rẽ nước Mỹ.

Năm 2016, ông Donal Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Ngay lập tức vị Tổng thống thứ 45 đã có những chính sách cứng rắn với Trung Quốc như xác định Trung Quốc là kẻ thù, là nguy cơ số 1 của nước Mỹ. Ông cho điều chỉnh ngay nhiều chính sách như đánh thuế hàng hoá Trung Quốc, bãi bỏ việc hợp tác công nghệ, hạn chế bán vi mạch cho ZTE và HUAWEI. Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở Trung Quốc trở về Mỹ... Đáng tiếc là ông Trump đã không đắc cử nhiệm kỳ 2 để làm tiếp những công việc còn đang dang dở.

∎ Như vậy, trong hơn 40 năm qua Mỹ đã xây dựng những chính sách đầy thiện chí dành cho Trung Quốc và cung cấp vô số viện trợ và hỗ trợ kịp thời với hi vọng Trung Quốc sẽ phát triển theo các giá trị Mỹ và trở thành bạn tốt. Tuy nhiên, khi đã phát triển và đang dần trở thành một siêu cường đúng nghĩa, Trung Quốc đã trở mặt muốn soán ngôi nước Mỹ. Trung Quốc với nước Mỹ giống như một ván cờ mà phải trải qua gần 40 năm giờ đây mới nhận ra những nước đi sai lầm mà người sửa chữa cho sai lầm đó là Donal Trump nhưng đáng tiếc không trọn vẹn.

∎ Đối với Việt Nam ta, những phụ thuộc về nhiều mặt với Trung Quốc đã, đang và sẽ gây ra những tai hoạ mà ai cũng nhìn thấy nhưng ngày lại càng lún sâu hơn bởi chính sách 4 tốt, 16 vàng quái đản ma mị mà Trung Quốc vạch ra.

Lê Huỳnh Phương Thảo

Đăng nhận xét

0Nhận xét
* Xin đừng spam, cám ơn bạn nhiều. Các quản trị viên sẽ kiểm duyệt các bình luận...
Đăng nhận xét (0)
Về đầu trang