Chỉ tội nghiệp cho những người có thực học và thực tài!

Ngày nào nạn hám danh, chạy chức, chạy quyền, tâm lý quá xem trọng bằng cấp mà đánh giá thấp năng lực thực... còn tồn tại thì ngày đó vấn nạn bằng giả, bằng dỏm luôn luôn có đất sống. Hiện tượng hơn 50% giáo sư, tiến sĩ nằm trong khu vực nhà nước là một hiện tượng bất thường, chỉ có ở Việt Nam. Bằng tiến sĩ giả, dỏm có nhiều loại, loại mua đứt bán đoạn, loại bằng thiệt nhưng thuê người khác học, đích thị là bằng giả; loại bằng thiệt chính hãng nhưng giá trị cái luận án tiến sĩ ấy với đề tài vô bổ. Và còn nhiều kiểu bằng giả như thiệt kỳ lạ khác.
➥ Các chuyên gia phản biện vấn đề đào tạo sau đại học

Ngày nào nạn hám danh, chạy chức, chạy quyền, tâm lý quá xem trọng bằng cấp mà đánh giá thấp năng lực thực... còn tồn tại thì ngày đó vấn nạn bằng giả, bằng dỏm luôn luôn có đất sống. Hiện tượng hơn 50% giáo sư, tiến sĩ nằm trong khu vực nhà nước là một hiện tượng bất thường, chỉ có ở Việt Nam.

Bằng tiến sĩ giả, dỏm có nhiều loại, loại mua đứt bán đoạn, loại bằng thiệt nhưng thuê người khác học, đích thị là bằng giả; loại bằng thiệt chính hãng nhưng giá trị cái luận án tiến sĩ ấy với đề tài vô bổ. Và còn nhiều kiểu bằng giả như thiệt kỳ lạ khác.

Dư luận xôn xao dẫn đến những lời kêu gọi bộ trưởng Nhạ từ chức sau khi GS Nguyễn Tiến Dũng ở Đại học Toulouse (Pháp) tố cáo ông Nhạ đạo văn và nỗ lực hiện nay của họ là cơ hội để làm trong sạch nền giáo dục Việt Nam ta!

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, vào ngày 11 tháng Hai công khai những thông tin liên quan đề nghị Chính phủ và giới khoa học Việt Nam cần làm sáng tỏ trường hợp của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng đưa ra bằng chứng để khẳng định ông Phùng Xuân Nhạ “đạo văn” trong hai bài báo trong danh sách Scopus (cơ sở dữ liệu trắc lượng khoa học) và đăng trên tờ Asian Social Science. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng còn bình luận hai bài báo khoa học của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có nhiều lỗi sai về tiếng Anh, mặc dù ông Phùng Xuân Nhạ trong lý lịch khoa học của mình đã tự nhận học cao học ở Đại học Manchester, Anh, có học bổng Fulbright tại trường Georgetown University, Hoa Kỳ và từng giảng dạy bằng tiếng Anh trong một dự án ở Lào.

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng và rất nhiều cư dân mạng nêu lên thắc mắc rằng có phải ông Phùng Xuân Nhạ, trong cương vị Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, đã tự ký quyết định phong cho ông thành giáo sư hồi năm 2016 hay không, bởi vì theo phạm trù khoa học thì ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là “giả khoa học”.

Cán bộ phải trong sạch, phải trung thực! Vì khoa học, vì giáo dục, những nhà nhà khoa học Việt Nam chuyên nghiệp muốn đưa những vấn đề như thế này ra để có thảo luận nghiêm túc và theo đuổi một việc cho đến cùng.

Hội đồng chức danh khi xác nhận người được là giáo sư, phó giáo sư thì họ đã nghiên cứu hồ sơ cả năm trời. Vấn đề là tại sao họ nghiên cứu thế nào để một người như ông Phùng Xuân Nhạ với một trình độ như vậy, với một hành động lố bịch như vậy mà lại được phong làm giáo sư? Cho nên, tôi nghĩ họ sẽ nghiên cứu lại, nhưng tôi không hy vọng họ sẽ có câu trả lời dứt khoát điều gì cả để đưa ra quyết định. Bởi vì, theo tôi chỉ có một quyết định có thể có được là bãi chức giáo sư của ông Phùng Xuân Nhạ và yêu cầu ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo.

Ngành giáo dục thời ông Nhạ xuống cấp nghiêm trọng, gióng lên hồi trống về chất lượng và đạo đức của ngành. Không xuống cấp sao được khi kẻ đứng đầu Bộ giáo dục đạo đức không ra gì. Mới mấy ngày trước, ông Nhạ còn vờ vịt chỉ đạo rà soát chất lượng giáo sư cả nước. Không biết các thầy cô giáo có thấy nhục không, chứ sinh viên chúng em nhục lắm ạ.

Không hiểu lươn lẹo dối trá cỡ nào mà một kẻ đạo văn nhảy lên làm bộ trưởng, đó là nỗi nhục nhã của ngành giáo dục, một cái ngành chuyên ấp lò cho ra hàng loạt những ông giáo sư, tiến sỹ vô dụng, không có cống hiến gì cho khoa học. Thật ra không nhất thiết bộ trưởng giáo dục phải có hàm giáo sư, chỉ cần cử nhân cũng được, nhưng phải là bằng thật, còn mấy loại dỏm thì chỉ có hại dân, hại nước.

Thêm nữa, những người không còn làm nghiên cứu, đào tạo mà vẫn giữ cái GS, PGS thì chỉ tốn tiền của nhân dân. Hãy xem GS, PGS như là các vị trí cộng việc, không phải danh hiệu. Các nước phát triển đã làm thế. Nếu ta muốn phát triển thì không thể làm khác được.

Không nên mang hàm GS, PGS đề làm lãnh đạo, việc này chẳng có ích lợi gì, chỉ làm tăng thêm việc mua bán, chạy chọt.

Xã hội ủ mầm và gây men! Chưa bao giờ, bức tranh toàn cảnh về giáo dục tại Việt Nam hiện nay lại quá nhếch nhác đến vậy. Từ chuyện bằng giả, bằng dỏm, thậm chí bằng thật mà kiến thức “dỏm”, rồi mới đây là chất lượng đầu vào của đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng 2011 đã nói lên tất cả. Với mức điểm chuẩn là 13, 14 điểm đã là quá thấp mà nhiều trường còn không tuyển đủ số lượng. Một số trường còn dùng “tấm bùa hộ mệnh” là điều 33 trong Quy chế tuyển sinh để vét cho đủ chỉ tiêu. Nhiều thí sinh chỉ đạt 7, 8 điểm (3 môn thi) vẫn nghiễm nhiên bước chân vào giảng đường đại học thì khỏi phải nói cũng biết chất lượng đầu ra sẽ như thế nào.

Có thể nói rằng bằng giả đang xuất hiện tràn lan ở hầu hết các tỉnh thành, không có ngành nghề nào là ngoại lệ và ở mọi cấp bậc khác nhau. Đã từng có một vụ án liên quan đến 87 bằng giả tại Long An bị khởi tố. Bằng giả không còn là hiện tượng cá biệt mà trong xã hội, còn hình thành những đường dây, tổ chức mua bán bằng hẳn hoi. Thậm chí, nạn mua bán bằng giả được rao bán đầy rẫy trên mạng và được mặc cả công khai giữa ban ngày. Thật không thể tin được khi một tấm bằng thạc sỹ được rao bán với giá chỉ có... 18 triệu đồng. Người mua sẽ nhận được tấm bằng danh giá ấy chỉ trong vài ngày, với lời hứa “giống thật 100%, bao đi công chứng”!

Không trắng trợn như mua bán, sử dụng bằng giả, một trào lưu mới cũng đang rất thịnh hành trong xã hội hiện nay là vấn nạn bằng dỏm. Người được cấp bằng dỏm thường chọn cách học ở 1 cơ sở liên kết đào tạo giữa 1 trường đại học “ma” nào đó ở nước ngoài với 1 cơ sở đào tạo trong nước. Chỉ cần học trong 6 tháng, người ta đã có bằng tiến sĩ hay mang danh tốt nghiệp tiến sĩ của 1 trường đại học nước ngoài nhưng 1 chữ ngoại ngữ bẻ đôi không cần biết.

Sở dĩ vấn nạn bằng giả, bằng dỏm sinh sôi nảy nở đến chóng mặt bởi nó do những căn bệnh cố hữu của xã hội ủ mầm và gây men. Ngày nào nạn hám danh, chạy chức, chạy quyền, tâm lý quá xem trọng bằng cấp mà đánh giá thấp năng lực thực... còn tồn tại thì ngày đó vấn nạn bằng giả, bằng dỏm luôn luôn có đất sống.

Bất kỳ một sản phẩm gì khi đã là giả hay là dỏm thì tất nhiên là đồ vứt đi, là thứ không thể sử dụng được và cần được lên án để kịp thời ngăn chặn, chứ không riêng gì tấm bằng tốt nghiệp đại học, cao học hoặc tiến sĩ.

Giả, dỏm và thật có khác nhau? Tuy nhiên, khi nói đến những thứ hàng giả, hàng dỏm cũng cần phải xem xét những món hàng thật có đảm bảo chất lượng hay không? Nếu là hàng thật mà không có chất lượng hay chất lượng quá kém thì chẳng khác nào thứ hàng giả. Lâu nay, tình trạng “đi thầy” hay “cống nộp” trước hay sau khi thi diễn ra rất phổ biến ở các trường đại học.

Thậm chí cả ở các bậc học cao hơn như cao học hay nghiên cứu sinh vẫn không phải là ngoại lệ. 1 người bạn vừa mới nhận được tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại 1 trường đại học có uy tín ở TP.HCM “bật mí” cho người viết bài này, rằng cứ sau mỗi môn học, tùy theo tình trạng của kết quả làm bài thi mà người học quyết định “đi thầy” bao nhiêu. Thường thì chỉ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng cho mỗi môn và muốn có điểm cao thì môn nào cũng phải “cống nộp” đầy đủ.

Người chịu trách nhiệm làm cầu nối giữa học viên và giảng viên thường là... lớp trưởng. Vấn nạn bằng giả, bẳng dỏm và bằng kém chất lượng sẽ chẳng bao giờ ngăn chặn được, nếu không thay đổi được chất lượng giáo dục, không thay đổi được nhận thức của xã hội về danh phận, chức quyền cũng như giá trị của tri thức.

Đây là điều không quá bất ngờ khi người viết bài cũng đã từng kiểm tra kiến thức của rất nhiều bạn đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy. Không ít bạn thể hiện rõ mình thiếu cả kiến thức chuyên môn lẫn những kiến thức xã hội. Đó là chưa kể đến các kỹ năng khác rất quan trọng như khả năng viết văn bản, khả năng trình bày, thuyết trình... cũng đều rất hạn chế.

Nhiều doanh nghiệp đã phải lên tiếng về thực trạng sinh viên ra trường nhưng kiến thức bị hổng nặng, phải đào tạo lại từ đầu. Đây quả thật là một gánh nặng cho xã hội mà nguyên nhân chính không ai khác, là do 1 nền giáo dục kém cỏi tạo ra. Khi mặc cả việc mua bán bằng giả, người bán dám cam kết tấm bằng do họ làm ra “như thật”, có thể qua mặt được các cơ quan công chứng, chứng nhận giá trị tri thức của mỗi người trước khi bước ra xã hội.

Nếu những cam kết này là đúng thì không biết có bao nhiêu người đã mang thứ tri thức giả đó để đánh lừa xã hội. Rồi những người nắm trong tay những tấm bằng thật nhưng kiến thức lại trống rỗng thì sao? Chẳng phải họ cũng đang lừa dối xã hội và tự lừa dối chính mình đó hay sao? Xem ra trong 1 môi trường giáo dục quá nhiều bất cập, nạn đào tạo tràn lan không thể kiểm soát được chất lượng đầu vào, đầu ra thì phân biệt bằng thật, bằng giả liệu có ích gì?

Thật, giả hay dỏm gì đều cũng chứa đựng sự gian dối thì giá trị của tấm bằng có khác gì nhau? Vấn nạn bằng giả, bẳng dỏm và bằng kém chất lượng sẽ chẳng bao giờ ngăn chặn được, nếu không thay đổi được chất lượng giáo dục, không thay đổi được nhận thức của xã hội về danh phận, chức quyền cũng như giá trị của tri thức.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nước ta có gần 11.000 GS, PGS nhưng chỉ có khoảng 4.440 GS, PGS đang làm công tác giảng dạy (chiếm hơn 40%). Số lượng tiến sĩ làm công tác giảng dạy cũng chiếm chưa đến 50% (gần 24.000 tiến sĩ thì có 16.514 đang làm công tác giảng dạy).

Điều đáng nói là có tới 50% GS, TS là công chức, viên chức, tập trung ở khu vực quản lý nhà nước. Nếu đây là những GS, PGS tiến sĩ thiệt thì nền khoa học nước nhà thiệt thòi, vì họ làm công chức, còn thời gian đâu làm nghiên cứu khoa học (?!).

Tuy nhiên, trong 50% GS, PGS, tiến sĩ là công chức đó, không chừng lại có nhiều cái bằng dỏm như của một số quan chức vừa bị phanh phui.

Giờ cán bộ phường, xã cũng học vị tiến sỹ nên tinh giảm rất khó. Đến cả những người làm quản lý cũng học hàm GS, PGS thì loạn đến nơi rồi, ham hố gì để người ta cười cho. Đến lượt người trong cuộc phải lên tiếng thì có biến rồi.

Nhân dân chỉ mong các GS, TS làm thế nào để Việt Nam gia công được con ốc vít cho Sumsung là tự hào rồi, chưa nói đến chinh phục sao Kim, sao Hoả xa vời, khoan đã nói đến chuyện “sánh vai các cường quốc năm châu”, mà sánh ngang Lào và Campudia là ổn!

Tiêu cực thì chắc chắn rồi nhưng trước khi xử lý làm rõ tiệu cực thì phải loại bằng hết lũ trí thức cơ hội, háo danh, mua danh, lũ trí thức ăn cắp tri thức, lũ trí thức ruồi đang có mặt không ít ngay trong danh sách gọi là giáo sư này. Đuổi lũ trí thức zởm này thì mới bảo vệ được danh giá, tài năng, tinh hoa của những giáo sư, phó giáo sư đang tận tâm, tận hiến vì Tổ quốc.

Và các giáo sư, phó giáo sư chân chính cần vạch mặt chỉ tên lũ ruồi đang vo ve trong đội ngũ của mình. Và tất nhiên ông Nhạ bộ trưởng tránh ra một bên để người ta làm việc.

Ôi, văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở xứ ta có lẽ còn có nhiều chuyện cay đắng, cười ra nước mắt! Một sự im lặng lạ lùng. Nó vừa vô trách nhiệm lại vừa dại dột. Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Giáo dục là cách duy nhất cứu vãn uy tín, vốn đã rách tả tơi, của ngành Giáo dục.

Có lẽ người ta nghĩ phanh phui ra bao nhiêu thì sẽ làm mất uy tín của đảng và nhà nước bấy nhiêu. Nhưng che đậy thì được gì? Chả được gì cả. Chỉ được sự nghi ngờ của dân chúng: Người ta sẽ không còn phân biệt đâu là thật và đâu là giả. Cuối cùng, người ta sẽ thấy ai cũng là giả cả.

Chỉ tội nghiệp cho những người có thực học và thực tài!

Lê Nhân Nghĩa
Bài về chủ đề tệ nạn, bất cập:
Về đầu trang